Thông tin trên vừa được Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước cho biết tại sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng tổ chức ngày 4/8 tại Hà Nội.
Vụ Thanh toán cho hay,ơntàikhoảnMobileMoneyđượcmởtạikhuvựcnôngthônvùkq trận bayern thời gian qua các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thanh toán điện tử có tốc độ số hóa, tăng trưởng nhanh.
Trong 6 tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị; qua Internet tăng tương ứng 63,2% và 32,3%; qua điện thoại di động tăng 98,3 và 84,3%; qua QR Code tăng 86% và 127%.
Tính đến hết tháng 6, đã có 68% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng; 5,5 triệu tài khoản và khoảng 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử (eKYC).
Mobile Money được nhận định là mảnh ghép quan trọng để phổ cập nền tảng thanh toán số, đặc biệt cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. |
Đáng chú ý, đã 1,77 triệu tài khoản Mobile Money (dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ - PV) được mở, trong đó hơn 67% được mở tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa...
Từ cuối tháng 11/2021, các doanh nghiệp viễn thông gồm Viettel, VNPT, MobiFone đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money. Đây là mảnh ghép quan trọng để phổ cập nền tảng thanh toán số, đặc biệt cho người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam, nơi hầu như chưa có sự hiện diện của hệ thống ngân hàng.
Theo nhận định của các chuyên gia, kết quả thí điểm dịch vụ Mobile Money bước đầu đã đạt được mục tiêu đề ra góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính.
Cũng trong thông tin mới chia sẻ tại sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở top đầu đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu đặt ra là đạt 70% vào năm 2025.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế nỗ lực hướng tới.
Theo hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, năm 2021, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực, cao hơn mức tăng bình quân của toàn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình quân của thị trường mới nổi.
Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Tài chính - Ngân hàng đã được xác định là 1 trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao.
Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đã đặt ra các mục tiêu rất cụ thể đến năm 2025 như 50% các nghiệp vụ ngân hàng được số hóa; 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; 50% khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng khách hàng cá nhân được số hóa, tự động...
Trong thời gian tới, cùng với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động liên tục Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, các hệ thống thông tin quan trọng của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức của người dân về ứng dụng kỹ thuật số và những lưu ý để phòng, tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử…
Vân Anh
Theo phân tích của các chuyên gia, phương thức thanh toán mới - tiền di động (Mobile Money) sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt. Mobile Money cũng sẽ tạo ra những tiện lợi đáng kể cho người dân, nhất là người dân nông thôn.