Thương mại hóa nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học Make in Viet Nam_bảng xếp hạng vô địch colombia
Chiều 19/1,ươngmạihóanhiềusảnphẩmnghiêncứukhoahọbảng xếp hạng vô địch colombia Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong năm 2023.
Theo ông Trần Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, năm 2023, Viện đã công bố 2.211 công trình khoa học, gồm 1.738 công trình công bố trên các tạp chí quốc tế và 76 Bằng độc quyền phát minh sáng chế và giải pháp hữu ích.
Số lượng công bố trên các tạp chí quốc tế chất lượng cao đạt 1.379 công trình, chiếm tỉ lệ 79%. So với các năm gần đây, chất lượng và số lượng của các công trình công bố tăng lên, trong bối cảnh số lượng cán bộ nghiên cứu giảm vì tinh giản biên chế.
Về nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ, năm 2023, Viện Hàn lâm đã được cấp 76 Bằng độc quyền phát minh sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Trong đó có 3 bằng độc quyền sáng chế quốc tế.
Các kết quả nghiên cứu nổi bật của Viện Hàn lâm là ứng dụng mô hình ngôn ngữ lớn trong phần mềm dịch ngôn ngữ hiếm, công nghệ sơn chống cháy, công nghệ sơn phản xạ nhiệt, ứng dụng công nghệ sinh học để lai tạo thành công đàn cá nemo có giá trị cao, lai tạo bê lai F1,...
Trước câu hỏi của phóng viên về việc làm sao để thương mại hóa các nghiên cứu, PGS.TS Phan Tiến Dũng - Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) cho hay, trong giai đoạn vừa qua, một số chính sách của Nhà nước được ban hành chưa đồng bộ, điều này đã vô tình tạo nên rào cản cho việc đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào đời sống.
Điển hình như Nghị định 70/2018 của Chính phủ về quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Đây là Nghị định được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý tài sản hình thành từ kết quả nghiên cứu sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.
Theo PGS.TS Phan Tiến Dũng, Nghị định này quy định trước khi thương mại hóa cần phải định giá công nghệ, tuy nhiên, đây là việc không đơn giản. Việt Nam hiện chưa có kinh nghiệm về việc định giá loại tài sản công nghệ này.
“Sau khi thương mại hóa thành công, việc phân chia quyền lợi cũng có tới 3 kiểu quy định khác nhau. Luật Quản lý và sử dụng tài sản công quy định đề tài sử dụng kinh phí Nhà nước phải hoàn trả lại Nhà nước theo tỷ lệ kinh phí đóng góp. Luật Khoa học và Công nghệ thì quy định nhà khoa học được hưởng quyền lợi tối thiểu 30%. Còn Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi thì lại quy định tỷ lệ này ở tối thiểu 20%”, ông Phan Tiến Dũng chia sẻ.
Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ cho rằng, việc có 3 quy định không đồng bộ đã góp phần cản trở quá trình thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu.
Trước tình trạng trên, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam cùng các nhà khoa học đã có kiến nghị gửi đến Chính phủ để có biện pháp điều chỉnh nhằm thúc đẩy việc đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào đời sống.
Ở thời điểm hiện tại, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam đã có nhiều biện pháp sáng tạo và đồng bộ để thúc đẩy việc thương mại hóa các công trình khoa học. Do đó, các hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam trong năm qua có giá trị lên tới 330 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2022.
Kết quả này nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao bởi tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Đây được xem là tiền đề quan trọng để Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam tiếp tục thúc đẩy thương mại hóa các công trình nghiên cứu trong những năm tiếp theo.
Vì sao người Việt cần mô hình ngôn ngữ lớn Make in Viet Nam?Phát triển mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt cần nguồn lực khổng lồ. Nhưng đây là việc phải làm để tạo ra những hệ thống AI, trợ lý ảo hỗ trợ tiếng Việt, phục vụ cho người Việt.