Mãi mãi tự hào và không ngừng vun đắp tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam_boyaca chico vs

  发布时间:2025-01-10 07:52:53   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Mãi mãi tự hào và không ngừng vun đắp tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam_boyaca chico vs。

Trong niềm phấn khởi,ãimãitựhàovàkhôngngừngvunđắptìnhđoànkếtđặcbiệtViệboyaca chico vs tự hào và thắm tình đoàn kết hữu nghị, chúng ta tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống và trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân cho Quân tình nguyện (QTN) và chuyên gia Việt Nam tại Lào.

Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tôi nhiệt liệt chào mừng và trân trọng cảm ơn đồng chí Bounnhang Vorachith, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (DCND) Lào; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam; các thế hệ cán bộ, chiến sĩ QTN và chuyên gia Việt Nam tại Lào; các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể các đồng chí đã tới dự lễ kỷ niệm đầy ý nghĩa này.

Trong giờ phút trang trọng này, chúng ta thành kính tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong-những lãnh tụ cách mạng đã đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, quân đội và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Chúng ta kính cẩn tưởng nhớ và biết ơn các anh hùng liệt sĩ, các cán bộ, chiến sĩ QTN, chuyên gia Việt Nam và cán bộ, chiến sĩ, nhân dân hai nước Việt-Lào đã kề vai, sát cánh bên nhau, anh dũng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân và sự phát triển trường tồn của hai dân tộc chúng ta.


Đại tướng Ngô Xuân Lịch, đọc diễn văn kỷ niệm. Ảnh: ĐINH TRỌNG HẢI.

Việt Nam và Lào là hai quốc gia cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và uống chung dòng nước Mê Công; có nhiều nét tương đồng về lịch sử, kinh tế, văn hóa. Nhân dân hai nước đều cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; anh dũng, kiên cường trong chiến đấu chống ngoại xâm; giàu lòng nhân ái, bao dung và rất mực yêu chuộng hòa bình, tự do. Chính từ những điều kiện tự nhiên và xã hội ấy đã gắn kết hai dân tộc Việt Nam-Lào từ rất sớm và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung của nhân dân hai nước, trở thành tình đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt, một điển hình mẫu mực hiếm có trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong đó, QTN và chuyên gia Việt Nam hoạt động trên đất bạn Lào là biểu tượng cao đẹp, sự gắn kết bền chặt của tình đoàn kết đặc biệt ấy.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tháng 10-1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Lào Issara đã ký Hiệp ước tương trợ Lào-Việt và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào-Việt. Để sát cánh cùng các đơn vị vũ trang yêu nước Lào chiến đấu, xây dựng và phát triển lực lượng, từ năm 1945 đến 1947, Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa quyết định xây dựng và phát triển các đơn vị Việt kiều Giải phóng quân trên đất bạn Lào.

Ngày 30-10-1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định: “Các lực lượng quân sự của Việt Nam chiến đấu và công tác giúp Lào tổ chức thành hệ thống riêng và lấy danh nghĩa là Quân tình nguyện”. Đây là mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu bước phát triển và trưởng thành của các lực lượng quân sự trên chiến trường Lào; khẳng định đường lối, quan điểm đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế. Với ý nghĩa đó, ngày 30-10-1949 được lấy làm Ngày truyền thống QTN và chuyên gia Việt Nam tại Lào.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bộ Tổng Tư lệnh, lực lượng QTN Việt Nam tại Lào phát triển mạnh mẽ. Từ những đơn vị hoạt động phân tán với quy mô nhỏ đã nhanh chóng phát triển thành những đơn vị tương đương cấp trung đoàn có sự thống nhất về lãnh đạo, chỉ huy, được tổ chức thành các đoàn: 80, 81, 82, 83 ở Thượng Lào, Đoàn 280 ở Trung Lào và các đại đội, tiểu đoàn độc lập hoạt động ở Hạ Lào.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cán bộ, chiến sĩ QTN Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, tích cực giúp bạn tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng cách mạng, kề vai sát cánh cùng quân đội Lào Issara chiến đấu và chiến thắng vẻ vang.

Từ phối hợp tác chiến bằng những trận đánh nhỏ lẻ, QTN Việt Nam và quân đội Lào Issara càng đánh càng mạnh, càng đánh càng trưởng thành, cùng với các đơn vị bộ đội chủ lực Việt Nam cơ động sang, liên tiếp mở các chiến dịch lớn giành thắng lợi; tiêu biểu là Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 giải phóng tỉnh Houaphanh, phần lớn tỉnh Xiangkhouang và Phongsaly, mở rộng căn cứ kháng chiến của Lào, nối liền với vùng Tây Bắc Việt Nam; Chiến dịch Trung Lào năm 1953-1954 giải phóng một vùng rộng lớn từ Nam, Bắc Đường 9 đến Đông Savannakhet với hàng chục vạn dân, hãm địch vào thế “Đông Dương bị cắt làm đôi”; Chiến dịch Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia năm 1954 giải phóng một vùng rộng lớn, nối liền vùng giải phóng Hạ Lào với các căn cứ du kích vùng Đông Bắc Campuchia.

Những thắng lợi to lớn trên chiến trường Lào đã uy hiếp và làm phân tán quân địch trên toàn chiến trường Đông Dương, tạo điều kiện quan trọng để quân và dân Việt Nam liên tiếp giành thắng lợi trong Chiến cục Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Campuchia.

Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, đế quốc Mỹ ráo riết can thiệp vào các nước Đông Dương, đặt Lào, miền Nam Việt Nam và Campuchia vào “khu vực bảo hộ” của Liên minh chính trị-quân sự do Mỹ đứng đầu ở Đông Nam Á. Để gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp, đế quốc Mỹ lập ra chính quyền, cải tổ quân đội phái hữu Viêng Chăn, tăng cường viện trợ quân sự nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở Lào.

Trải qua những năm tháng kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào tiếp tục được nhân lên, tạo thành ý chí, sức mạnh vô song, thôi thúc quân và dân hai nước Việt-Lào kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Theo yêu cầu của bạn, tháng 8-1954, Việt Nam cử đoàn cố vấn quân sự 100 sang giúp nhân dân Lào đấu tranh. Trong những năm từ 1960 đến 1968, khi đế quốc Mỹ thực hiện “chiến tranh đặc biệt” ở Lào, Việt Nam lần lượt cử các đoàn chuyên gia quân sự 959, 463, 565 và các đoàn QTN 335, 316, 763, 766, 866, 968 sang giúp cách mạng Lào xây dựng lực lượng và chiến đấu bảo vệ các khu căn cứ, mở rộng vùng giải phóng của Lào.

Khi đế quốc Mỹ càng điên cuồng leo thang chiến tranh, quân đội và nhân dân hai nước càng tăng cường đoàn kết bên nhau, đồng cam cộng khổ, kiên quyết chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Trong suốt cuộc kháng chiến, các đơn vị QTN, chuyên gia quân sự và bộ đội Việt Nam đã cùng quân đội và nhân dân nước bạn Lào liên tiếp mở các chiến dịch và các trận đánh lớn, nhỏ, tiến công tiêu diệt địch trên khắp các chiến trường, mở rộng và giữ vững vùng giải phóng. Tiêu biểu như Chiến thắng Nậm Thà năm 1962 đã buộc Mỹ và phái hữu Vientiane phải thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc có lực lượng Pathet Lào tham gia, thừa nhận nền độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào; những chiến công vang dội ở Phu Cút năm 1966, Cánh Đồng Chum năm 1967, Nam Lào mùa khô năm 1967-1968; đặc biệt là Chiến thắng Nậm Bạc, Pa Thí năm 1968 đã giáng một đòn chí mạng vào chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ trên đất nước Lào. Tiếp đến là những thắng lợi giòn giã trên chiến trường Lào từ năm 1969 đến năm 1972 qua các chiến dịch: Mường Sủi, Toàn Thắng, Đường 9-Nam Lào, Cánh đồng Chum-Mường Sủi, Cánh đồng Chum-Xiangkhouang, đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của địch, buộc đế quốc Mỹ và chính quyền phái hữu phải ký Hiệp định Vientiane, lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.

Một trong những biểu tượng cao đẹp của quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ là tuyến Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Mặc dù bị đánh phá ác liệt, nhưng nhân dân nước bạn Lào đã không hề nao núng, sẵn sàng dành một phần lãnh thổ của mình cho tuyến đường chiến lược đi qua. Nơi đây đã trở thành chiến trường phản công quyết liệt của QTN, bộ đội Việt Nam và LLVT cách mạng Lào giáng trả các mũi tiến công của địch, ghi biết bao chiến công hiển hách. 

Theo yêu cầu của cách mạng Lào, từ năm 1973 đến 1975, một bộ phận QTN Việt Nam ở lại giúp bạn bảo vệ vùng giải phóng, chống âm mưu, thủ đoạn phá hoại hiệp định của đế quốc Mỹ và phái hữu Vientiane. Đến giữa năm 1975, khi thời cơ cách mạng chín muồi, QTN Việt Nam đã tích cực hỗ trợ quân và dân Lào tiến hành đồng thời “ba đòn chiến lược” với mũi giáp công pháp lý, giành thắng lợi trọn vẹn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thành lập nước Cộng hòa DCND Lào. Ở Việt Nam, với thắng lợi vĩ đại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sự nghiệp đoàn kết, liên minh chiến đấu và chiến thắng giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào là rất vẻ vang và vô cùng tự hào, là minh chứng sinh động khẳng định quan điểm, tư tưởng đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Bước vào thời kỳ mới-thời kỳ xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, cũng như nguyện vọng thiết tha của nhân dân hai nước, Việt Nam và Lào tiếp tục đồng hành, vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh các thế lực thù địch liên tục chống phá sự nghiệp cách mạng của hai nước, theo yêu cầu của cách mạng Lào, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng Việt Nam giao nhiệm vụ cho một số đơn vị QTN và chuyên gia trên các lĩnh vực sang giúp Lào khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-kỹ thuật, củng cố quốc phòng, an ninh; cùng bạn chiến đấu truy quét thổ phỉ và đập tan các âm mưu, ý đồ chống phá, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, phản động lưu vong, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đem lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân.

Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân hai nước Việt Nam-Lào, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ QTN và chuyên gia Việt Nam tại Lào đã khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, sát cánh cùng LLVT và nhân dân nước bạn Lào chiến đấu cho đến ngày toàn thắng, góp phần trực tiếp vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia. Biết bao cán bộ, chiến sĩ QTN và chuyên gia Việt Nam đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần xương máu trên đất bạn Lào.

Trở về Tổ quốc sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế cao cả, cán bộ, chiến sĩ QTN và chuyên gia Việt Nam tiếp tục cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đồng thời tích cực vun đắp tình đoàn kết đặc biệt, thủy chung, son sắt giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào và luôn dõi theo từng bước phát triển, chuyển mình của đất nước Triệu Voi tươi đẹp.

Những chiến công xuất sắc của QTN và chuyên gia Việt Nam tại Lào mãi mãi là bản hùng ca bất diệt, là biểu tượng của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam-Lào trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hôm nay, chúng ta thật xúc động mỗi khi nhắc lại lời của Chủ tịch Kaysone Phomvihane “Các đồng chí chiến sĩ quốc tế đặc biệt Việt Nam chấp hành chỉ thị của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, yêu nhân dân Lào như bố mẹ, anh em ruột thịt của mình, đồng cam, cộng khổ, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, nhận khó khăn về mình, dành thuận lợi cho chúng tôi, kề vai sát cánh chiến đấu sống chết bên nhau với quân đội và nhân dân chúng tôi trong từng chiến hào, trên khắp chiến trường trong cả nước với tinh thần anh dũng tuyệt vời”.

Chúng ta cũng mãi mãi trân trọng và biết ơn nhân dân Lào đã hết lòng yêu thương, đùm bọc, chăm sóc, giúp đỡ, luôn coi cán bộ, chiến sĩ QTN và chuyên gia Việt Nam như người thân yêu, ruột thịt của mình; mãi mãi ghi nhớ công lao của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT cách mạng Lào đã sát cánh cùng QTN và chuyên gia Việt Nam chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường, lập nên biết bao chiến công hiển hách.

Với những chiến công xuất sắc và đóng góp to lớn đối với cách mạng hai nước Việt Nam-Lào, lực lượng QTN và chuyên gia Việt Nam tại Lào đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng-Huân chương cao quý nhất của Đảng, Nhà nước nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Huân chương Vàng quốc gia-Huân chương cao quý nhất của Đảng, Nhà nước nước Cộng hòa DCND Lào.

Đặc biệt, càng vinh dự hơn, trong buổi lễ trọng thể hôm nay, lực lượng QTN và chuyên gia Việt Nam tại Lào được Đảng, Nhà nước nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt chúc mừng cán bộ, chiến sĩ QTN và chuyên gia Việt Nam tại Lào được đón nhận danh hiệu cao quý này.

Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai nước. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” bằng những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, “phi chính trị hóa” quân đội, gây chia rẽ mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào.

Tình hình đó đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng mới ngày càng cao đối với mỗi nước, cũng như trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; đồng thời đặt ra yêu cầu mới trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào.

Phát huy những thành tựu to lớn trong quan hệ đặc biệt và truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của hai dân tộc Việt Nam-Lào, truyền thống vẻ vang của QTN và chuyên gia Việt Nam tại Lào, hai nước cần tiếp tục xây dựng mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, gắn bó thủy chung, lâu đời; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh; trong đó, phải bảo đảm cho quan hệ hợp tác quốc phòng thực sự trở thành một trong những trụ cột của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.

Hai nước cần tập trung xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu; đồng thời đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng; nhất là trong tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, giáo dục truyền thống; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại, chia rẽ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong xây dựng và bảo vệ tuyến biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển thịnh vượng; phối hợp tổ chức tốt các cuộc giao lưu biên cương thắm tình hữu nghị, tăng cường tiếp xúc, trao đổi thông tin, kinh nghiệm để nâng cao hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Chú trọng hợp tác hỗ trợ cùng khắc phục hậu quả thiên tai; phòng, chống các loại tội phạm trên tuyến biên giới. Đồng thời, hai bên cần tích cực hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ QTN và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào để các anh hùng liệt sĩ sớm được trở về với quê hương đất mẹ.

Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống QTN và chuyên gia Việt Nam tại Lào là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam-Lào; ôn lại những năm tháng mà quân và dân hai nước sát cánh bên nhau chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh và giành những thắng lợi vĩ đại, để thế hệ hôm nay được sống trong môi trường hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Chúng ta mãi mãi tự hào về truyền thống vẻ vang của QTN và chuyên gia Việt Nam tại Lào, của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Lào anh hùng với bao chiến công oanh liệt trong thế kỷ 20; mãi mãi tự hào về tình đoàn kết đặc biệt, thủy chung, son sắt, vững bền giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào, như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã khẳng định:

“Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”;

“Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào-Việt Nam sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”.

Một lần nữa, kính chúc đồng chí Bounnhang Vorachith, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa DCND Lào; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; các đồng chí đại biểu, khách quý cùng toàn thể các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Chúc mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Phát biểu của Đại tướng NGÔ XUÂN LỊCH, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

(*) Đầu đề của Báo Quân đội nhân dân

Theo qdnd.vn

相关文章

最新评论