FabetFabet

Đồng Tháp có nhiều tín hiệu tích cực trong chuyển đổi số_tỉ số việt nam hôm quả

PV:Xin bà điểm lại những nét nổi bật về công tác chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh?ĐồngThápcónhiềutínhiệutíchcựctrongchuyểnđổisốtỉ số việt nam hôm quả


Bà Nguyễn Lâm Thanh Thủy - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Bà Nguyễn Lâm Thanh Thủy:Đồng Tháp là một trong số các tỉnh sớm ban hành Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số (CĐS). 2 năm gần đây, trong khẩu hiệu hành động của tỉnh đều nhấn mạnh đến vai trò của chuyển đổi số (CĐS). Tỉnh chọn ngày 10/10 hằng năm là ngày CĐS. Điều đó cho thấy, sự quyết tâm CĐS của cả hệ thống chính trị tỉnh Đồng Tháp là rất lớn. Nhờ đó, tỉnh đã có những tín hiệu tích cực CĐS như: Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index) đứng thứ 7/63 (tăng 9 bậc so với năm trước), Chỉ số CĐS (DTI) xếp hạng 39/63 (tăng 10 hạng so với năm trước). Kết quả CĐS góp phần quan trọng trong việc duy trì các chỉ số: PCI, PAR, PAPI của tỉnh...

PV:UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch CĐS tỉnh Đồng Tháp năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Xin bà cho biết những kết quả CĐS của tỉnh những tháng đầu năm và giải pháp của Sở TT&TT trong góp phần thực hiện đạt các chỉ tiêu CĐS năm 2024 đã đề ra?

Bà Nguyễn Lâm Thanh Thủy:Bên cạnh việc phát triển kinh tế số theo chủ trương chung của cả nước, kế hoạch CĐS năm 2024 của tỉnh Đồng Tháp còn đề ra mục tiêu phát triển công dân số. Qua gần 6 tháng thực hiện, tỉnh đã đạt một số kết quả quan trọng như: hạ tầng số tiếp tục được củng cố và nâng cấp đáp ứng yêu cầu CĐS của tỉnh; các hệ thống thông tin phục vụ nội bộ cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp được duy trì ổn định. 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ hồ sơ, kết quả giải quyết được số hóa là 55,36%, tỷ lệ cấp kết quả điện tử là 64,98%; đã có 6.413 hồ sơ tái sử dụng các kết quả đã thực hiện số hóa, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến chiếm 54%, tỷ lệ thanh toán trực tuyến 39,36%.

Về kinh tế số, theo ước tính của Bộ TT&TT, tỷ trọng kinh tế số trên GRDP của tỉnh Đồng Tháp ước đạt khoảng 6,63% (tăng 0,18 điểm % so với năm trước), vượt 0,13 điểm % so với kế hoạch năm 2024. Hoạt động xã hội số có nhiều khởi sắc, hầu hết người dân trong độ tuổi lao động đều đã có danh tính số và tài khoản giao dịch điện tử. Tỷ lệ người dân biết kỹ năng số ước đạt khoảng 57%. Đối với 3 lĩnh vực ưu tiên CĐS của tỉnh, lĩnh vực nông nghiệp đã hoàn thành đạt 4/12 chỉ tiêu, lĩnh vực giáo dục đạt 9/14 chỉ tiêu, lĩnh vực y tế đạt 3/9 chỉ tiêu so với đề án CĐS ngành.

Để thực hiện thắng lợi kế hoạch CĐS năm 2024, từ nay đến cuối năm 2024, Sở TT&TT tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Thường xuyên theo dõi, so sánh kết quả hiện trạng với các chỉ tiêu đề ra trong chương trình công tác của Ủy ban Quốc gia về CĐS, nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về CĐS, trong đó, đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực ưu tiên gồm: nông nghiệp, y tế, giáo dục để kịp thời đưa ra các biện pháp duy trì hoặc đẩy nhanh tiến độ thực hiện; phấn đấu tăng 10 hạng trên bảng đánh giá Chỉ số CĐS của các tỉnh, thành phố so với năm trước. Nâng cấp kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Đồng Tháp từ phiên bản 2.0 lên phiên bản 3.0 theo hướng dẫn của Bộ TT&TT để thích ứng với việc kết nối, chia sẻ, tích hợp dữ liệu với các bộ, ngành Trung ương. Tiếp tục phát triển hạ tầng số nhằm phục vụ quá trình CĐS tỉnh Đồng Tháp, tạo động lực phát triển các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, nhất là phát triển kinh tế số, kinh tế nền tảng số, đáp ứng nhu cầu về kết nối và xử lý dữ liệu.

Tiếp tục hoàn thiện mô hình chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, trong đó tập trung xây dựng kho dữ liệu dùng chung và nền tảng dữ liệu mở; phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác triển khai Đề án 06 của tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện 40 mô hình điểm thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Triển khai kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa CĐS để góp phần phát triển kinh tế số. Triển khai các giải pháp phát triển công dân số như: đẩy mạnh sử dụng điện thoại thông minh, chữ ký điện tử cá nhân, phổ cập ứng dụng công nghệ số...

PV:Những khó khăn hàng đầu trong công tác CĐS của tỉnh?

Bà Nguyễn Lâm Thanh Thủy:Trong lộ trình CĐS, tỉnh Đồng Tháp gặp rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết, nhưng có thể nêu 2 khó khăn hàng đầu hiện nay.

Thứ nhất, khó khăn về nguồn nhân lực. Nhu cầu CĐS trên tất cả các ngành, lĩnh vực là rất lớn, trong khi nguồn nhân lực làm nhiệm vụ CĐS không tăng, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước đang có xu hướng tinh gọn biên chế nên lực lượng làm nhiệm vụ CĐS phải kiêm nhiệm các công việc khác, dẫn đến thời gian dành cho nhiệm vụ CĐS ít lại. Khi đó, nhiệm vụ CĐS lại đổ dồn về cơ quan chuyên trách. Tại cơ quan chuyên trách về CĐS, nhân sự đang thiếu, lại đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư nên ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách về CĐS trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, khó khăn về tài chính. Theo Đề án CĐS tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho CĐS là gần 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nguồn vốn của tỉnh hạn hẹp nên đến cuối năm 2023, chỉ bố trí được khoảng 217 tỷ đồng, giai đoạn 2024 - 2025 dự kiến bố trí thêm gần 200 tỷ đồng, số còn lại phải giãn tiến độ sang giai đoạn 2026 - 2030.

PV:Theo bà, để công tác CĐS đạt kết quả cao, bắt nhịp với xu thế, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp... cần nâng cao nhận thức và thực hiện như thế nào?

Bà Nguyễn Lâm Thanh Thủy:Đẩy mạnh CĐS, đầu tiên phải có giải pháp tăng cường nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp: xem nhiệm vụ CĐS là của cả hệ thống chính trị, đồng thời gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả CĐS của địa phương, đơn vị. Theo đó, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền: ưu tiên phổ biến các mô hình hay, cách làm mới, trong đó phân tích rõ những mặt đã làm được có thể nhân rộng, những mặt cần rút kinh nghiệm để các tổ chức, cá nhân tham chiếu, áp dụng. Phát huy vai trò của các Tổ công nghệ số cộng đồng, lực lượng đoàn viên, thanh niên trong việc phổ cập công nghệ số cho người dân cũng là một giải pháp quan trọng. Hàng năm đánh giá, xếp hạng Chỉ số CĐS (DTI) đối với các sở, ngành tỉnh, huyện, thành phố; kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị dẫn đầu để tạo động lực CĐS cho các ngành, địa phương...

PV:Xin cảm ơn bà!

Thành Nam(Báo Đồng Tháp thực hiện)

赞(8225)
未经允许不得转载:>Fabet » Đồng Tháp có nhiều tín hiệu tích cực trong chuyển đổi số_tỉ số việt nam hôm quả