FabetFabet

Sửa đổi để khắc phục bất cập trong Luật Dân quân tự vệ_tl bd net

Bộ trưởng,ửađổiđểkhắcphụcbấtcậptrongLuậtDânquântựvệtl bd net Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi). (Ảnh: Dương Giang/ TTXVN)

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 6/6, các đại biểu Quốc hội nghe Chính phủ trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

Tờ trình dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trình bày nêu rõ sự cần thiết sửa đổi luật này.

Sau hơn 9 năm thực hiện, luật đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của dân quân tự vệ, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, cơ sở.

Tuy nhiên, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến dân quân tự vệ chưa được thể chế và cụ thể hóa. Một số quy định của Luật Dân quân tự vệ chưa thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng và pháp luật có liên quan.

Nhiều vấn đề mới phát sinh trên thực tiễn liên quan đến dân quân tự vệ chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ, đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc, bất cập về xây dựng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ…

Dự thảo Luật trình Quốc hội gồm 8 chương, 50 điều (giảm 01 chương, 16 điều so với Luật Dân quân tự vệ năm 2009).

Báo cáo Thẩm tra dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày trước Quốc hội cũng cho thấy, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Dân quân tự vệ năm 2009 nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Dự án Luật khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Dân quân tự vệ hiện hành, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các luật khác có liên quan, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về dân quân tự vệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng này trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, tập trung vào 8 điểm chính, bao gồm vị trí, chức năng của dân quân tự vệ; giải thích từ ngữ; nguyên tắc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ; nhiệm vụ của dân quân tự vệ; tổ chức, mở rộng lực lượng dân quân tự vệ; tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp; hệ thống chỉ huy dân quân tự vệ; Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn, đội trưởng... cùng một số nội dung khác liên quan.

Cụ thể trong việc giải thích từ ngữ, có ý kiến đề nghị cần làm rõ các cụm từ “dân quân” và “tự vệ,” vì dự thảo Luật có một số quy định về dân quân và tự vệ không giống nhau, như: về tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ, chế độ, chính sách...

Đối với tổ chức, mở rộng lực lượng dân quân tự vệ, có ý kiến đề nghị, nghiên cứu về tổ chức của dân quân tự vệ để tránh “chính quy hóa” lực lượng này, không phù hợp với đường lối chiến tranh nhân dân hoặc quy định cụ thể về điều kiện thành lập, quy mô tổ chức của đơn vị dân quân tự vệ ngay trong luật để thực hiện thống nhất.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý về nội dung, kỹ thuật văn bản để quy định chặt chẽ, chính xác và bảo đảm tính thống nhất trong dự thảo Luật.

Thảo luận tại tổ về nội dung này, đại biểu Đào Tú Hoa (Hà Nội) nhất trí với Báo cáo Thẩm tra dự án Luật Dân quân Tự vệ về bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và cho rằng, Ban soạn thảo Luật Dân quân tự vệ đã nghiêm túc cầu thị tiếp thu các ý kiến để hoàn chỉnh, gửi bản dự thảo tới các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này; đề nghị tiếp tục rà soát bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện tại.

Góp ý vào bố cục của dự thảo Luật, đại biểu Đào Tú Hoa nêu quan điểm: Chương 3 của dự Luật “Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt” và Chương 4 “Hoạt động của dân quân tự vệ nòng cốt” nên cân nhắc gộp lại; Điều 35 của Chương 3 đang được thiết kế với tên quá dài là “Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.”

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lực lượng dân quân tự vệ, đại biểu Nguyễn Hồng Thái (Hà Nội) nêu quan điểm sau gần 10 năm thực hiện, Luật hiện hành đã bộc lộ bất cập do có nhiều chế độ chính sách thay đổi; việc sửa đổi Luật Dân quân tự vệ là cần thiết để đáp ứng tình hình mới.

Đại biểu Nguyễn Hồng Thái cũng bày tỏ băn khoăn liên quan đến thành phần dân quân tự vệ, cụ thể là dân quân tự vệ cơ động. Theo đó, dân quân tổ chức ở các địa phương, cấp huyện, cấp xã; tự vệ tổ chức ở cơ quan, doanh nghiệp.

Về mặt chức năng thì tương đồng nhưng tổ chức khác nhau, do đó nếu nêu cả dân quân tự vệ cơ động sẽ gây nhầm lẫn,” đại biểu Nguyễn Hồng Thái nêu rõ. Đối với thời gian, nghĩa vụ thực hiện Luật Dân quân tự vệ, dự thảo Luật nêu tối thiểu 24 tháng hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ.

Theo đại biểu, độ tuổi tham gia dân quân tự vệ biên độ lớn, từ 18-45 tuổi và kéo dài đến 50 tuổi, huấn luyện ít. Đại biểu cho rằng sẽ có tình huống chủ yếu đi dân quân, không đi nghĩa vụ quân sự, tạo hệ lụy xã hội, gây ra sự bất bình đẳng, đại biểu nhấn mạnh./.

Theo TTXVN

赞(9)
未经允许不得转载:>Fabet » Sửa đổi để khắc phục bất cập trong Luật Dân quân tự vệ_tl bd net