Nhân viên y tế trầm cảm bỏ việc,Điềudưỡngtrưởngbỏviệcđểđibántràsữavìtrầmcảhải phòng vs bình dương thậm chí tự sát
Cách đây chưa lâu, nhiều đồng nghiệp và bạn bè bất ngờ khi một điều dưỡng trưởng có 20 năm trong nghề tại TP.HCM xin nghỉ việc, về nhà… bán trà sữa.
Ít người biết rằng chị phải chịu quá nhiều áp lực từ cường độ công việc đến cuộc sống riêng nên rơi vào tình trạng lo âu, căng thẳng mức độ nặng, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19, khi cả bệnh viện phải giãn cách, các y bác sĩ luân phiên trực chiến trong khu cách ly.
“Khi bệnh viện thực hiện đánh giá mức độ lo âu, căng thẳng của nhân viên theo thang điểm thì chị ở mức điểm cao. Mặc dù có chia sẻ trong các buổi hoạt động chung của bệnh viện nhưng cuối cùng, chị vẫn quyết định từ bỏ công việc đã gắn bó hơn 20 năm” - TS.BS. Phan Thị Hằng, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ.
Sở Y tế TP.HCM nhận định, nhân viên ngành y là những người có nguy cơ bị stress, trầm cảm, lo âu, kiệt sức cao hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác.
Thậm chí, như Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu tiết lộ, đã có nhân viên y tế bị trầm cảm quá nặng, không được chia sẻ, điều trị đã tự sát.
Có bác sĩ lúc nào cũng ngủ gục khi ngồi họp
"Nhân viên ngành y tế đang có hội chứng quá tải công việc. Họ cần được quan tâm, chăm sóc sức khỏe tâm thần" - PGS.TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhấn mạnh.
Ông kể đã từng chứng kiến tại cuộc họp định kỳ hàng tháng ở bệnh viện, một bác sĩ lúc nào cũng ngủ gục, không thể tập trung. Tìm hiểu thì mới biết, bác sĩ này thường phải hoàn thành công việc vào lúc 1-2h sáng. Trung bình ngày làm việc của anh thường xuyên kéo dài 16-20 tiếng, áp lực rất lớn.
Theo bác sĩ Dũng, nhân viên y tế TP.HCM bị suy sụp về thể chất và tinh thần do yêu cầu về chất lượng bệnh viện của người bệnh ngày càng cao hơn, áp lực tự chủ tài chính… Những điều này dẫn đến kỳ vọng lớn hơn về năng suất, khối lượng công việc.
Ngoài ra, các khó khăn lâu nay của ngành cũng chưa được giải quyết. Đó là lương thấp, không thu hút được người trẻ, giỏi; nhân lực các lĩnh vực đặc thù như bác sĩ chuyên khoa lao, cấp cứu hồi sức, giải phẫu bệnh... thiếu hụt; đầu tư vào ngành dàn trải, hạ tầng máy móc cũ kỹ khiến hiệu quả công việc thấp.
Đáng lo ngại hơn, như TS. Phạm Phương Thảo, Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Lê Văn Thịnh, chỉ ra: chính các nhân viên y tế cũng không ý thức được sức khoẻ tâm thần của mình có vấn đề. Họ ngại đến gặp các chuyên gia tâm lý vì sợ bị đồng nghiệp đánh giá, bàn tán, kỳ thị.
Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là lãnh đạo các bệnh viện, khoa phòng khi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần thì ai chăm sóc?
TS.BS Phan Thị Hằng, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, thẳng thắn: “Chúng tôi đào tạo cho các trưởng khoa, điều dưỡng trưởng có thể nhận diện, phát hiện sớm các dấu hiệu lo âu, căng thẳng, trầm cảm của y bác sĩ để kịp thời điều chỉnh công việc, giải toả áp lực. Nhưng khi chính các lãnh đạo bị lo âu, căng thẳng, chúng tôi chỉ biết tự chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau”.