Nhân viên sứ quán UK nhận ra điều này khi xem bản sao sổ hồng và đặt câu hỏi. Danh trả lời thẳng "mẹ tôi phải làm việc này vì các ngài lo tôi không quay lại Việt Nam". Sự thẳng thắn,ứhạngtấmhộchiếkqbd benfica "đánh bài ngửa" khi phỏng vấn đã giúp Danh có visa Anh Quốc.
Tôi cũng biết một Việt kiều khác. Chú này sửa nhà và viết thư bảo lãnh visa du lịch cho người cháu là thợ hồ. Trong khi phỏng vấn, người cháu vô tình nói hớ là ngoài việc thăm người thân, đi du lịch, còn mong muốn giúp chú sửa nhà. Hồ sơ visa vì vậy bị từ chối. Ngoài ra, người chú này có thể bị đưa vào danh sách đen, cả đời không thể bảo lãnh thành công một người thân nào sang Anh Quốc.
Tôi có lần giúp điền hồ sơ mời cô của một Việt kiều sang UK thăm cháu. Hồ sơ xin visa của cô bị từ chối, cho dù điều kiện kinh tế khá đảm bảo. Tôi được cho biết, Đại sứ quán UK gởi thư về địa phương để yêu cầu công an xã xác minh và đã phát hiện ra những nội dung trả lời sai thực tế.
Qua ba câu chuyện trên, có thể rút ra hai điểm chung. Một là, nơi cấp visa lo lắng người được cấp visa trốn ở lại nước sở tại. Đây là lý do về kinh tế. Hai là tính trung thực, một khía cạnh văn hóa. Những người thiếu trung thực dễ dẫn đến các mối nguy về an ninh cũng như gia tăng tỷ lệ tội phạm, hay các gánh nặng an sinh xã hội.
Theo Chỉ số quyền lực hộ chiếu toàn cầu (World Power Index) thì hộ chiếu Việt Nam xếp hạng 75, có thể được nhập cảnh vào 51 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 19 nước là miễn thị thực và 32 nước có thể làm visa khi đến nơi (visa on arrival). Theo tổ chức Henley and Partners, hộ chiếu Việt Nam xếp hạng 92 toàn cầu, có thể nhập cảnh 55 nước, cùng hạng với các nước như Ai Cập, Bhutan, Haiti, Cộng hòa Trung Phi. Đứng cuối bảng là Afghanistan, xếp thứ 109.
Câu hỏi đặt ra: đâu là các yếu tố then chốt, và làm sao tấm hộ chiếu Việt Nam có được thứ hạng cao như các nước láng giềng, như Brunei (hạng 21), Malaysia (12), hoặc Singapore (1).
Theo tôi, tăng trưởng về GDP chưa đủ để bảo đảm quyền lực hộ chiếu. Việt Nam hiện là một trong 35 nước có GDP cao nhất thế giới (hạng 34), theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế học và Kinh doanh (Centre for Economics and Business Research - CEBR). Nhưng điều này không giúp hộ chiếu Việt Nam có thứ hạng cao. Trung Quốc có GDP thứ hai thế giới, nhưng xếp hạng hộ chiếu thứ 64, hay Ấn Độ xếp thứ 85, Indonesia (68), Nga xếp thứ (55).
Khi tìm tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người với xếp hạng hộ chiếu, tôi nhận thấy, nhìn chung, các nước có thu nhập bình quân đầu người cao, thì chỉ số quyền lực hộ chiếu tăng và ngược lại. Tuy vậy, tương quan này có nhiều ngoại lệ. Qatar là nước có thu nhập trung bình đầu người 81.968 USD/năm, nhưng chỉ xếp thứ 55, sau Venezuela xếp hạng 47, là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn Việt Nam. Một ví dụ khác là Saudi Arabia - một nước giàu có khác ở Vùng Vịnh nhưng hộ chiếu chỉ xếp hạng 63.