- Băng cối! Nghe đến chữ cối thôi khối người đã phát lè lưỡi vì cái cảm giác to to chật nhà của nó. Nhưng gần đây rất nhiều người trẻ lại có thú vui sưu tầm và thưởng thức băng cối. Chắc hẳn là không phải không có lí do. Lấy cảm hứng từ một ca khúc của cố nhạc sĩ Phạm Duy,átcuồngvìBăngcốal fateh – al-nassr được hát bởi ca sĩ Thái Thanh trên nền nhạc lẹt xẹt được thu lại từ đĩa than mà gần đây một bộ phim đã dùng nó làm chất liệu để tái hiện, chúng tôi đã lại một lần nữa đi tìm lại thú chơi âm nhạc cao cấp này. Chỉ có điều khác với rất nhiều lần trước, lần này không phải đĩa than mà thứ chúng tôi tìm đến là băng cối từng phát triển cực thịnh ở thập niên 1970-80. Sự xuất hiện của băng cối có thời đã khiến đĩa than bị ghẻ lạnh, thành thân phận lót chuồng chim. Nguồn đĩa rất phong phú
Nói là như vậy thật hơi oan cho băng cối, chứ thực cái lỗi ở đây nếu con người được gạt ra không tính thì chắc hẳn là do ‘bố’ công nghệ. ‘Bố’ này thì từ trẻ đến giờ mỗi lần bố lớn bố đẻ ra một lứa. Hồi 'bố' còn ở với analog thì bố đẻ ra đứa đầu là đĩa than đen xì. Đứa hai 'bố 'đẻ ra băng cối rồi khuyến mại thêm đứa nữa là cát xét (thực chất gần giống băng cối nhưng có vóc dáng nhỏ hơn - 'nghi án' là con riêng của 'bố'). Chiếc đầu băng cối này có giá 6000 USD (chừng 130 triệu đồng)
Sau này thì 'bố' chán analog chuyển sang ở với digital thì nào CD, nào file nhạc lossless, DTS hằm bà lằng đủ cả. Nhưng theo 'bố' mệt quá, nuôi hết các con của 'bố 'thì tốn tiền quá. Nên giờ người chơi đành chọn cho mình một đứa con của bố mà nuôi, mà cưng, mà bán nhà cho nó thành người cho sướng cái tai.