Tháng 1/2023,ắccùnglúcloạiungthưnữsinhtuổivẫnđỗĐạihọcNgoạithươkèo bóng trực tiếp trong một đêm mùa đông lạnh giá, Lương Hà Châu (18 tuổi) tỉnh giấc để đi vệ sinh như thường lệ. Tuy nhiên, khi vừa bước chân xuống giường, cô ngã khụyu, chân bất động, không thể tự đứng dậy dù vẫn cảm giác được cơ thể mình.
"Khi tôi ngã bố vẫn thức, ông xốc nách giúp tôi đi vệ sinh và trở lại giường", Châu kể. Lúc ấy, gia đình nghĩ rằng đó chỉ là tình trạng tê chân do lạnh, không ngờ rằng đó lại là dấu hiệu khởi đầu của một hành trình đầy đau đớn và thử thách.
Buổi sáng hôm sau, chân Châu vẫn không cử động được. Gia đình vội vàng đưa cô đến bệnh viện tỉnh. Nhưng tại đây, các bác sĩ chỉ kê đơn, truyền thuốc bổ sung canxi mà không đưa ra bất kỳ chẩn đoán cụ thể nào. Họ cũng không phát hiện ra rằng sức khỏe của cô gái ngày một xấu đi.
Châu kể, trước khi bị liệt hoàn toàn, cô xuất hiện nhiều triệu chứng như thường xuyên khát nước, cảm thấy mệt mỏi, không thể tập trung học hành. Nhiều lần cô giáo khuyên gia đình đưa Châu đi khám vì nhận thấy có dấu hiệu bất thường. Bố mẹ sau đó đưa cô đến viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai (Hà Nội) vì nghi ngờ con gái gặp vấn đề về tâm lý. Ở đây Châu được chẩn đoán bị trầm cảm, kê thuốc sử dụng.
"Uống thuốc trầm cảm khiến tôi gặp vấn đề sinh lý khác, mẹ lại đưa tôi đi viện phụ sản thăm khám", Châu nhớ lại.
Lần khám ở phụ sản cho kết luận sức khỏe bình thường. Sau nhiều lần đi kiểm tra không ra bệnh, mẹ Châu nghĩ rằng con gái giả vờ mệt để tránh học hành. Thậm chí, khi Châu thường xuyên kêu đau đầu, khó chịu, mẹ không mấy bận tâm.
Gia đình cho rằng cô làm nũng hoặc phóng đại vấn đề. Nhưng khi Châu gặp tình trạng liệt toàn thân, sự thật khiến cả gia đình bàng hoàng.