Mariam Aly,ốvụgianlậngiatăngkhisinhviênMỹhọsoi keo truc tuyen phó giáo sư 1 (assistant professor) tại ĐH Columbia (Mỹ), đã cố gắng làm mọi cách để sinh viên không gian lận. Cô từng cho sinh viên một tuần để làm bài luận môn Thần kinh học về nhận thức, được phép sử dụng sách, đồng thời yêu cầu họ ký cam kết danh dự.
Thế nhưng, họ vẫn gian lận. Bà Aly thừa nhận đối phó với hành vi sai trái của sinh viên là phần tồi tệ nhất trong công việc của bà. Dù rất thất vọng, bà cũng hiểu rất khó đổ lỗi cho người học khi thế hệ trẻ đang đối mặt cuộc sống căng thẳng chưa từng có.
Nhiều đại học ở Mỹ ghi nhận số vụ gian lận học thuật tăng cao so với trước đại dịch Covid-19. Ảnh: Oklahoma Watch. |
Có trường đại học tăng gấp 3 lần số vụ gian lận
Theo NPR, trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, khi chuyển sang dạy học trực tuyến, nhiều đại học ghi nhận tình trạng gian lận gia tăng. Tại ĐH Virginia Commonwealth (Mỹ), năm học 2020-2021, báo cáo hành vi sai trái trong học tập của sinh viên lên đến 1.077 trường hợp, tăng gấp 3 so với năm trước.
ĐH Georgia ghi nhận số vụ gian lận tăng từ 228 vụ lên hơn 600 vụ. Tại ĐH bang Ohio, con số này tăng hơn 50%.
“Có thể, gian lận ngày càng tăng do có nhiều cám dỗ, cơ hội, căng thẳng và áp lực. Giảng viên cũng phát hiện nhiều vụ hơn. Gian lận thường xảy ra trong thế giới ảo hơn là lớp học trực tiếp”, Tricia Bertram Gallant, nhà nghiên cứu về liêm chính trong học thuật tại ĐH California, San Diego, nói.
Với hình thức trực tuyến, sinh viên làm bài thi trong phòng ngủ, không bị hạn chế việc sử dụng điện thoại hay thiết bị khác.
Michael Baily, Giám đốc Trung tâm Học thuật, ĐH Middle Tennessee, cho biết từng phát hiện một sinh viên sử dụng thiết bị tìm kiếm bằng giọng nói để tra đáp án khi thi.
ĐH bang California, Los Angeles, vướng lùm xùm gian lận quy mô lớn hồi đầu đại dịch sau khi một nữ sinh tố cáo các bạn học trao đổi đáp án bài thi trên nhóm chat.
Các trường tìm cách ngăn chặn bằng cách đưa ra bài kiểm tra cho phép sử dụng tài liệu. Tuy nhiên, sinh viên lại đổi sang gian lận bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ trên Internet hoặc bên thứ 3.
Theo University World News, giữa tháng 6/2020, gõ từ khóa “assignment help” (hỗ trợ làm tiểu luận), Google cho ra 279 triệu kết quả. Đầu năm 2021, con số này tăng lên 302 triệu. Số lượng kết quả tìm được cho từ khóa “online exam help” (hỗ trợ kiểm tra online) tăng từ 538 triệu lên 559 triệu kết quả.
Dịch vụ hỗ trợ gian lận cùng các quảng cáo đi kèm đang gia tăng nhanh chóng, một phần thông qua các nền tảng truyền thông xã hội cho phép ẩn danh.
Trong khi đó, Phillip Griffeth, Giám đốc Liêm chính Học thuật, ĐH Georgia, khẳng định những sự hỗ trợ từ trang web nghiên cứu của bên thứ 3 được coi là hành vi gian lận. Tuy nhiên, sinh viên có thể nhầm lẫn “cho phép sử dụng tài liệu” thành “cho phép sử dụng Internet và tài nguyên nguồn mở”.
Vì thế, ĐH Georgia cũng một số đại học khác đang cố gắng giáo dục sinh viên về những hành vi được cho là sai trái trong học thuật để họ có nhận thức đầy đủ, tránh gian lận.
Sinh viên đối mặt với nhiều áp lực khi học trực tuyến dẫn đến dễ lựa chọn gian lận. Ảnh: Insidehighered. |
Nhiều khó khăn khi học online
Annie Stearns là sinh viên năm thứ hai tại ĐH St. Mary's ở California - nơi ghi nhận báo cáo về hành vi gian lận tăng gấp đôi so với năm ngoái. Nữ sinh này cho hay trong đại dịch, họ gặp nhiều khó khăn khi học online, sự cô lập về mặt xã hội, trách nhiệm nhiều hơn với gia đình.
Hơn nữa, sự hỗ trợ trong học tập, tài nguyên học thuật bị thu hẹp hoặc chuyển sang trực tuyến. Một số sinh viên kiệt sức vì học qua Zoom, không còn chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn học hay giảng viên.
Mọi thứ đều diễn ra trên Zoom, từ tham gia lớp học đến truy cập trung tâm hỗ trợ. Khi quá mệt mỏi với các cuộc gọi video, theo Stearns, sinh viên có xu hướng từ bỏ.
Bản thân cô cũng đối mặt với nhiều áp lực khi học trực tuyến tại nhà từ năm ngoái. Dù vậy, Stearns còn là thành viên của hội đồng danh dự học thuật của trường. Trong khi đó, với nhiều sinh viên khác, gian lận dường như là lựa chọn duy nhất.
“Chúng ta đang trải qua thời kỳ chưa từng có tiền lệ mà gian lận chắc chắn sẽ xảy ra. Sinh viên thích đi đường tắt, chấp nhận rủi ro bị phát hiện hơn là trao đổi qua email với giáo sư vì họ cảm thấy xấu hổ khi cần hỗ trợ”, Stearns giải thích.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng số lượng lớn các vụ gian lận xảy ra trong thời kỳ sinh viên học online không có nghĩa tình trạng gian lận học thuật thực sự tăng lên.
“Trong môi trường online, tôi nghĩ giảng viên ở Mỹ thường cảnh giác hơn, chú ý để phát hiện các hành vi sai trái trong học tập”, James Orr, thành viên hội đồng quản trị Trung tâm Quốc tế về Liêm chính Học thuật, lý giải.
Trên thực tế, dữ liệu từ trước đại dịch cho thấy tỷ lệ gian lận trong môi trường học tập trực tuyến và trực tiếp ngang nhau.
ĐH Texas ở Austin nhận thấy các báo cáo gian lận giảm trong thời kỳ dịch bệnh. Katie McGee, Giám đốc Trung tâm Liêm chính Học thuật của trường, cho biết trước dịch, trường đã sử dụng phần mềm để tăng khả năng phát hiện hành vi sai trái trong học tập.
Khi chuyển sang dạy học trực tuyến, giảng viên sử dụng công cụ của bên thứ 3, cho phép họ dễ phát hiện gian lận hơn. Như tại ĐH Middle Tennessee, với công cụ trực tuyến, họ phát hiện số trường hợp gian lận vào mùa xuân năm 2021 tăng 79% so với mùa thu năm 2019.
“Tôi không nghĩ trong dịch Covid-19, nhiều sinh viên bắt đầu gian lận. Tôi tin số lượng tăng lên vì công cụ trực tuyến giúp phát hiện nhiều hơn”, ông Michael Baily nói.
(Theo Zingnews)
Tuyến cáp quang biển gặp sự cố là thời điểm nền tảng học online Make in Vietnam thể hiện ưu thế
Theo đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam, giai đoạn 2 tuyến cáp quang biển cùng gặp sự cố là dịp để các doanh nghiệp trong nước với các nền tảng Make in Vietnam, tái khởi động nỗ lực gia nhập hoặc chiếm lĩnh thị trường học trực tuyến.