Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Sau hơn hai ngày làm việc,ínhthứcbếmạcHộinghịđạibiểuQuốchộichuyêntrálịch thi đấu bóng đá đan mạch Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã bế mạc ngày 17-4 với buổi làm việc cuối, đóng góp ý kiến vào dự án Luật ngân sách nhà nước sửa đổi.
Trong hai ngày rưỡi làm việc (từ 15-17/4), các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận về bốn dự án luật sẽ trình Quốc hội tại kỳ hợp thứ 9, gồm Luật Ban hành văn bản pháp luật, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
Dự thảo Luật ngân sách Nhà nước sửa đổi đã được cho ý kiến lần 1 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 13 và đã được ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý báo cáo tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên một số vấn đề lớn, quan trọng của dự án Luật vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa vào chương trình làm việc của hội nghị nhằm lấy ý kiến của các đại biểu quốc hội chuyên trách để hoàn thiện dự thảo luật.
Tại buổi làm việc, góp ý vào dự án Luật ngân sách nhà nước sửa đổi, đa số các đại biểu Quốc hội chuyên trách đều đánh giá cao các nội dung của dự thảo được tiếp thu, thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch, đặc biệt là phân cấp nhiệm vụ chi giữa trung ương và địa phương.
Các ý kiến khác tập trung góp ý đối với những vấn đề như quy trình ngân sách; phân cấp quản lý ngân sách trung ương và địa phương; kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 5 năm và 3 năm cuốn chiếu; bội chi ngân sách địa phương và mức dư nợ vay của ngân sách địa phương; dự phòng ngân sách Nhà nước...
Về quy trình ngân sách, nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội quyết định ngân sách qua hai kỳ họp: Giai đoạn 1, tại kỳ họp giữa năm, Quốc hội sẽ quyết định khung ngân sách, tổng thu, tổng chi, bội chi, cơ cấu thu, cơ cấu chi, định hướng ưu tiên nhiệm vụ chi trong một số ngành, một số lĩnh vực. Trên cơ sở đó, tại kỳ họp cuối năm Chính phủ báo cáo về dự toán thu, chi chính thức và phương án phân bổ cụ thể ngân sách Trung ương cũng như dự toán ngân sách nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định.
Một số đại biểu đề nghị giữ nguyên như luật hiện hành, đồng thời tiến hành đổi mới để thực hiện các dự toán ngân sách Nhà nước một cách hiệu quả, khoa học hơn.
Về vấn đề ưu tiên bố trí ngân sách trong nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước, một số đại biểu cho rằng cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các lĩnh vực chứ không nên quy định cụ thể trong Luật.
Về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương, một số ý kiến đề nghị quy định rõ hơn về phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương. Có ý kiến đề nghị quy định rõ nhiệm vụ chi ngân sách trung ương bảo đảm 100% và nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương, trong đó chỉ giao nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học cho chính quyền cấp tỉnh, các cấp chính quyền dưới tỉnh chỉ làm nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất nên xây dựng một cơ chế hợp lý để địa phương có thể được hưởng lợi ích từ những khoản thu lớn. Có như vậy mới tạo nên một cơ chế khuyến khích các địa phương thực hiện triệt để các biện pháp tăng nguồn thu hiệu quả.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các cơ quan hữu quan của Quốc hội và ban soạn thảo tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo được lấy ý kiến lần này; các đại biểu tiếp tục đóng góp các ý kiến nhằm nâng cao chất lượng các dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp tới.
Riêng với Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Chủ tịch Quốc hội khẳng định lại rằng các phương án về mô hình được trình ra lấy ý kiến đều đúng Hiến pháp, vì Hiến pháp mở chứ không đóng. Nhưng dù theo mô hình nào thì cũng phải đổi mới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và trách nhiệm để nâng cao chất lượng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, tạo ra chính quyền thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả./.
Theo TTXVN