Chuyển đổi số phải gắn với an ninh,Đảmbảoantoàncáchệthốngthôngtinvàdữliệulàyêucầubắtbuộtỷ lệ bóng an toàn thông tin
Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA chủ trì tổ chức hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Tuyên bố khai mạc hội thảo, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng cho hay, Hiệp hội lựa chọn chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia" với mong muốn có thể tạo ra diễn đàn để cán bộ quản lý, chuyên gia bàn thảo về xu hướng, các giải pháp giúp bảo vệ an toàn hạ tầng dữ liệu số và các nền tảng số quốc gia trong hành trình chuyển đổi số đất nước.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh, để hiện thực hóa mục tiêu vươn mình của dân tộc, đưa Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao, một trong những trụ cột chính là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Với dân số trẻ, nguồn nhân lực năng động và có khả năng tiếp thu công nghệ nhanh nhạy, các nền tảng công nghệ số Make in Việt Nam đã và đang có sự phát triển vượt bậc. Đi kèm với đó là những xu thế phát triển tất yếu hết sức mạnh mẽ của hạ tầng dữ liệu để phục vụ cho các nền tảng số, phục vụ chuyển đổi số.
Tuy nhiên, để quá trình chuyển đổi số quốc gia thành công, một trong những yêu cầu tất yếu, bắt buộc là phải đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống và dữ liệu. Tổng bí thư Tô Lâm cũng đã nhấn mạnh, đẩy mạnh chuyển đổi số phải gắn với an ninh, an toàn.
“Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin hơn bao giờ hết, đã trở thành yêu cầu vô cùng quan trọng, cấp thiết. Việc này liên quan đến bài toán rất lớn về đảm bảo an ninh, an toàn quốc gia trên không gian mạng”, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương đánh giá.
Chỉ rõ những bước phát triển của lĩnh vực an toàn thông tin mạng là kết quả sự chung tay, hợp lực của cả cộng đồng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương thông tin: Việt Nam đã vươn lên vị trí 17/194 quốc gia về xếp hạng an ninh mạng toàn cầu. Số sự cố tấn công mạng trong 9 tháng đầu năm đã giảm 55% so với cùng kỳ năm trước.
Hệ thống giám sát quốc gia đã xử lý hơn 10 tỷ bản tin, ngăn chặn thành công trên 14.000 website độc hại, bảo vệ an toàn cho hơn 11 triệu người dùng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt cũng đang phải phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cập nhật tình hình an toàn thông tin Việt Nam trong bối cảnh mới, quyền Cục trưởng Trần Quang Hưng cho biết, tấn công mạng vào các hệ thống thông tin và tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dân đang là 2 vấn đề chính công tác đảm bảo an toàn thông tin luôn phải đối mặt.
Trong đó, về bảo vệ hệ thống thông tin, ông Trần Quang Hưng chỉ ra một số vấn đề dẫn đến nhiều hệ thống bị tấn công mạng thời gian qua như mức độ quan tâm và trách nhiệm của người đứng đầu còn hạn chế; hơn 50% chủ quản hệ thống thông tin không biết cần phải tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn theo cấp độ; đầu tư, sự quan tâm đến an toàn thông tin vừa thừa vừa thiếu.
“Thực tế, qua kiểm tra cho thấy, nhiều đơn vị có triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống nhưng chưa đủ và chưa đúng; chưa biết đâu mới là nguy cơ, rủi ro cần quan tâm nhất. Thậm chí, có đơn vị khi gặp sự cố vẫn không áp dụng được công nghệ, quy trình và kế hoạch ứng phó đã xây dựng”, ông Trần Quang Hưng phân tích.
Về tấn công, lừa đảo người dân, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay, các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng và mục tiêu cuối cùng của các đối tượng nhắm đến là “tài sản”.
Theo thống kê, lừa đảo tài chính chiếm tới 73% trong tổng số vụ lừa đảo, và 27% là lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân.
Liên tục cải thiện năng lực để kịp thời ứng phó với nguy cơ, rủi ro
Trao đổi với các đại biểu dự phiên toàn thể hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, trong bối cảnh cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng và phức tạp, tinh vi khi có sự hỗ trợ của AI, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương kêu gọi mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thường xuyên, liên tục nâng cao năng lực tự đảm bảo an toàn thông tin, chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn thông tin.
Khẳng định Bộ TT&TT sẽ tiếp tục đồng hành, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước trong việc đảm bảo an toàn thông tin, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cũng nhấn mạnh một số giải pháp cần tập trung thời gian tới để bảo vệ hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia.
Đó là, yêu cầu các cơ quan, tổ chức phải rà soát, đánh giá tổng thể hiện trạng các hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ quy định hiện hành về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, đặc biệt là quy định đảm bảo an toàn theo cấp độ.
Tăng cường đầu tư cho an toàn thông tin, tập trung phát triển các sản phẩm công nghệ Make in Việt Nam, nhất là các hệ thống phát hiện và phòng chống tấn công mạng tự động, ứng dụng AI.
Chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó các sự cố mất an toàn thông tin, trong đó lưu ý triển khai phương án sao lưu định kỳ hệ thống và dữ liệu quan trọng để kịp thời khôi phục hoạt động của hệ thống khi bị tấn công mạng.
Đồng thời, Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo tổ chức thực thi hiệu quả, thực chất, thường xuyên và liên tục công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, đặc biệt là nâng cao năng lực của lớp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp, duy trì kết nối chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Trong khuôn khổ phiên toàn thể, nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin đã được Bộ TT&TT chính thức ra mắt. Cùng với đó, đã diễn ra lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các đội đạt giải Nhất, Nhì cuộc thi 'Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024'. Năm nay, cuộc thi có sự tham dự của cả 10 nước ASEAN với gần 250 đội thi.
Diễn tập thực chiến an toàn thông tin quốc gia trên 3 hệ thống đang vận hànhQua diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng quốc gia trên 3 hệ thống của các Sở TT&TT Hải Phòng, Ninh Bình và Quảng Ninh, nhân sự làm an toàn thông tin của các đơn vị đã có thêm kinh nghiệm xử lý sự cố tấn công mạng.