Báo chí thu tiền từ Facebook và mạng xã hội như thế nào?_dự đoán chelsea hôm nay

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-10 18:12:18 来源:Fabet 作者:Nhà cái uy tín 点击:54次

Doanh thu quảng cáo của nhóm Big Tech đang ngày càng phình to,́ochíthutiềntừFacebookvàmạngxãhộinhưthếnàdự đoán chelsea hôm nay bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19 ở quy mô toàn cầu. Hệ quả, doanh thu quảng cáo của các cơ quan báo chí lại có xu hướng sụt giảm. 

Trong khi một số tờ báo của Anh và Mỹ đã thành công với mô hình thu phí bắt buộc, các cơ quan báo chí Việt Nam vẫn đang loay hoay đi tìm lời giải. Một số đã và đang tự tìm đầu ra cho nội dung theo hướng vừa học hỏi mô hình báo chí nước ngoài, vừa có sự cải biên sao cho phù hợp với thị trường nội địa. 

Thu phí bắt buộc

Hình thức thu phí bắt buộc theo thuê bao tháng là không mới mẻ. Mô hình này đã được áp dụng rộng rãi trong các sản phẩm công nghệ từ phần mềm, game đến video theo yêu cầu. 

Ở mảng báo chí, mô hình này được nhiều tờ báo lớn của nước ngoài theo đuổi như Wall Street Journal, New York Times, Washington Post (Mỹ), The Times, Financial Times, The Economist (Anh)... Ở Việt Nam, hiện chỉ có duy nhất Vietnam+ áp dụng mô hình này. 

Với Vietnam+, phương thức thanh toán và mức giá mà đơn vị này đưa ra là đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, người đọc chỉ phải trả tối đa 50.000đ cho 60 ngày đọc nội dung trả phí, thông qua phương thức thanh toán bằng SMS. 

{keywords}

Thu phí bắt buộc vốn là hướng đi của thế giới, nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam

Ưu điểm của phương pháp thu phí này là dù người đọc có đến từ mạng xã hội nào đi chăng nữa, cơ quan báo chí cũng sẽ tối đa hóa được nguồn thu. Phần chia sẻ doanh thu cho nhà mạng cũng chỉ dao động từ 12% đến 15%. 

Nhược điểm là, với hình thức này, người đọc có thể tìm cách vô hiệu hóa hệ thống để gian lận, hoặc chia sẻ nhau dùng chung tài khoản. Do đó, phương thức thu phí thuê bao tháng còn bộc lộ những hạn chế nhất định ở cả trên thế giới, trong nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không riêng gì báo chí. 

Bán quảng cáo cho Facebook

Với những đơn vị cung cấp báo chí miễn phí hiện nay, có hai phương thức phổ biến để kiếm nguồn thu từ Facebook, đó là Instant Articles và In-Stream Ads.

Trong đó, phương thức đầu tiên đã được Facebook giới thiệu ở Việt Nam từ năm 2016, còn phương thức thứ hai hiện chỉ mới đang thử nghiệm hạn chế ở một số quốc gia. Nói một cách ngắn gọn, mô hình Instant Articles là bán quảng cáo cho các bài viết trên mobile, còn In-Stream Ads là bán quảng cáo trong các bản tin, phóng sự dạng video.

{keywords}

Instant Articles đang được một số cơ quan báo chí Việt Nam áp dụng

Điểm khác biệt cơ bản khi các cơ quan báo chí sử dụng mô hình này là giảm tải được băng thông, tối ưu hóa nguồn thu quảng cáo. Nhược điểm là hình thức bán quảng cáo này sẽ vô cùng bị động, phụ thuộc vào chính sách có thể thay đổi liên tục của Facebook. Đấy là chưa kể RPM (doanh thu mỗi một nghìn lượt hiển thị) ở thị trường như Việt Nam là rất thấp so với các nước như Anh, Mỹ. 

Bù lại, các bài viết, video gắn với fanpage tích xanh của các cơ quan báo chí thường được ưu tiên đề xuất. Và do đó, nội dung được phân phối rộng hơn, view cao hơn, doanh thu là đều đặn hơn, ngay cả khi đó là những nội dung đã cũ. 

{keywords}

Lượng người xem tin tức trên Facebook khá cao, tuy nhiên Facebook vừa tắt quảng cáo In-Stream Ads ở Việt Nam

Tuy nhiên, điểm khó của mô hình này là các cơ quan báo chí phải xây dựng một hệ thống nội dung đi kèm fanpage chất lượng, hướng đến đối tượng người đọc đặc trưng trên Facebook. Để làm được điều này, phải có sự đầu tư lâu dài và chuyên nghiệp không khác gì một đơn vị truyền thông đa phương tiện.

Hiện tại, một số tờ báo lớn như VnExpress, Tiền Phong đã bước đầu thử nghiệm với Instant Articles. Còn với In-Stream Ads, VTV là đơn vị tiên phong nhờ tính đặc thù của báo chí truyền hình giúp việc phân phối nội dung video qua Facebook là tương đối thuận tiện.

Bán quảng cáo cho YouTube

Cũng như Facebook, bán quảng cáo cho YouTube là phương thức được nhiều tờ báo chính thống lựa chọn. Mặc dù là nền tảng chuyên về video dài, YouTube không hề có rào cản nào cho các nhà sáng tạo nội dung, bất kể họ làm việc trong lĩnh vực hay ngành nghề nào.

 {keywords}

Dù không phải video nào cũng được bật quảng cáo, nhưng nguồn thu ổn định từ YouTube là hoàn toàn có thể

Ưu nhược điểm của mô hình này cũng tương tự như Facebook. Khác biệt, nếu có, có chăng là thời lượng xem trên YouTube kéo dài, do đó các video phóng sự dài kỳ hoặc livestream về những đề tài nóng của xã hội chiếm ưu thế hơn là những bản tin tổng hợp ngắn. 

Ngoài các đơn vị báo truyền hình, các cơ quan báo điện tử cũng đã bắt tay vào thực hiện video trên YouTube theo dạng đọc bản tin tổng hợp có kèm hình ảnh. Các kênh YouTube nổi bật có thể kể đến là Thanh Niên hay Tuổi Trẻ.

Và tương lai

Trong một môi trường Internet vận động và biến đổi không ngừng, một thách thức rất lớn với các cơ quan báo chí chính là phải luôn tìm cách thích nghi và dung hòa nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, chẳng hạn như không sa đà vào giật tít câu view nhưng vẫn phải đảm bảo có người đọc, để từ đó tạo ra doanh thu. 

{keywords}

Kênh tin tức VTV24 đã có 1 triệu người theo dõi

Với sự lớn mạnh không ngừng của TikTok, các đơn vị như VTV hay VTC đã bắt đầu có kênh riêng để thu hút người xem, đón đầu lượng độc giả trẻ xem bản tin trên nền tảng này. Đây là một tín hiệu hết sức tích cực. 

Nhìn chung, để có một nguồn thu ổn định từ độc giả mạng, báo chí không chỉ cần làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, mà còn phải đi đầu trong việc tìm tòi, khám phá các nền tảng mạng xã hội nhiều người dùng nhất hiện nay. Từ đó, các tờ báo có thể vạch ra chiến lược đúng đắn tiếp cận người đọc, thích nghi với thời đại số để không bị mất doanh thu quảng cáo vào tay các mạng xã hội. 

Phương Nguyễn

Mô hình kinh tế nào cho báo chí Việt Nam?

Mô hình kinh tế nào cho báo chí Việt Nam?

View tăng, mức chi nhuận bút tăng nhưng doanh thu các tòa soạn lại sụt giảm. Đó là một nghịch lý mà người làm báo online phải đối mặt bởi không thể thu tiền từ người đọc báo.   

(责任编辑:La liga)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接