Ghi nhận tại khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh B (TP Hạ Long,đôthịnghìntỷkhátnướcnhiềunămdânkhổsởmuanướctừxebồtỷ lệ kèo bóng đá trực tiếp Quảng Ninh), nhiều hộ dân tại đây không có nước sinh hoạt, phải chung nhau lắp đường ống dài hàng cây số để kéo nước từ khu dân cư khác về với đơn giá cao hơn bình thường.
Anh Cao Thọ Phong (SN 1987, người dân sinh sống tại khu đô thị) cho biết, nghe theo lời mời chào của sàn bất động sản về việc giá rẻ mà vị trí đắc địa, gia đình anh chi tiền tỷ để mua mảnh đất ngay mặt đường từ năm 2020.
Khi thắc mắc về vấn đề điện, nước thì người của sàn bất động sản trấn an rằng sẽ có hệ thống nước sau 2 tuần hoàn thành thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên đến nay, khi gia đình anh bắt đầu xây nhà vẫn không thấy đơn vị quản lý tới để lắp đường ống nước.
Bể nước dự trữ của gia đình anh Phong phục vụ sinh hoạt và xây nhà |
"Ban đầu gia đình tôi có gọi tới chủ đầu tư dự án là Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội để yêu cầu hoàn thành đường nước sinh hoạt, phía công ty có cho người tới để đo đạc nhưng từ đó đến nay không thấy triển khai, gọi điện cũng không nghe máy", anh Phong bức xúc.
Hiện tại, để tiếp tục việc xây nhà, anh Phong phải mua nước từ xe bồn chở tới rồi đổ vào bể chứa dự trữ, mỗi tháng tiêu hao gần 300 khối nước, chi phí hơn 7 triệu đồng.
4 hộ gia đình chung nhau một đường ống nước được kéo từ khu khác sang |
Ở tại khu đô thị từ năm 2018, sau khi xây xong ngôi nhà 3 tầng, nửa năm sau gia đình anh Nguyễn Tiến Hiệp (34 tuổi) vẫn không thể chuyển vào ở vì không có nước sinh hoạt.
Bất đắc dĩ, gia đình anh cùng một vài hộ dân khác phải chung tiền nhau lắp đường ống nước nối đến khu dân cư Cao Xanh - Hà Khánh A cách đó gần 2km để có nước sinh hoạt. Vì nước này cũng là mua lại từ một hộ dân khác nên đơn giá sau khi về tới gia đình anh Hiệp đã tăng, mỗi tháng mất gần 4 triệu điền nước.
Đường ống nước vắt ngang qua đường để tới những hộ dân khác |
Cách đó không xa là gia đình nhà chị Đinh Thị Thu Thoa (SN 1988) khổ sở khi buộc phải làm quen với việc hứng nước mưa và đợi xe bồn tới để mua nước sinh hoạt.
Theo chị Thoa, gia đình chị tới đây sinh sống từ đầu năm 2020, phía chủ đầu tư hứa hai tháng sau sẽ lắp đặt hệ thống ước nhưng đến nay vẫn 'dậm chân tại chỗ'.
"Gia đình tôi ở nhà khang trang, cao rộng nhưng tuần nào cũng phải hai lần gọi xe bồn chở nước tới nếu không sẽ phải sang hàng xóm xách nước về dùng, tháng nào cũng gần 5 triệu tiền nước, đỉnh điểm hồi xây nhà là hơn 10 triệu tiền nước", lời chị Thoa.
Nhiều hạng mục tại khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh B xuống cấp, cỏ mọc um tùm |
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết sẽ thu hồi dự án khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh B nếu không triển khai như cam kết.
Đồng thời giao UBND TP Hạ Long dừng tất cả các giao dịch hành chính đối với Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội.
Được biết, dự án Khu đô thị mới Cao Xanh - Hà Khánh B, TP.Hạ Long có quy mô dự kiến 70ha. Theo thiết kế, dự án này có tất cả các công trình xây dựng như hạ tầng, san nền, xây dựng biệt thự, căn hộ, đường giao thông, cảnh quan, khu vui chơi giải trí với tổng mức đầu tư lên đến 2.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên đến nay, dự án chậm tiến độ, nhiều hạng mục vẫn 'đắp chiếu', những khu đất trống cỏ mọc um tùm.
Dù thế, một số sàn bất động sản vẫn rầm rộ rao bán những lô đất chưa có chủ với cam kết điện, nước đảm bảo. Nhiều người dân nhẹ dạ đã mua để rồi nhận kết đắng khi rơi vào tình thế 'tiến thoái lưỡng nan".
Phạm Công
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 61 dự án nhà ở, khu đô thị, khu dân cư mới đang thực hiện đầu tư, trong đó 28 dự án chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng.
相关文章:
相关推荐:
0.1316s , 6629.4375 kb
Copyright © 2025 Powered by Khu đô thị nghìn tỷ 'khát nước' nhiều năm, dân khổ sở mua nước từ xe bồn_tỷ lệ kèo bóng đá trực tiếp,Fabet