您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Renren, MXH Trung Quốc cạnh tranh với Facebook 10 năm trước giờ là thị trấn ma trên Internet_trực tiếp u19 pháp 正文

Renren, MXH Trung Quốc cạnh tranh với Facebook 10 năm trước giờ là thị trấn ma trên Internet_trực tiếp u19 pháp

时间:2025-01-28 07:26:08 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Renren, MXH Trung Quốc cạnh tranh với Facebook 10 năm trước giờ là thị trấn ma trên Internet_trực tiếp u19 pháp

Khoảng 10 năm trước,ốccạnhtranhvớiFacebooknămtrướcgiờlàthịtrấnmatrêtrực tiếp u19 pháp Sinh Thư Văn là một trong số hàng triệu thanh niên thường xuyên đăng nhập vào Renren (Hán Việt: Nhân nhân - Everyone) để kêu ca về cuộc sống của đời học sinh, khoe ảnh đầu tóc xanh đỏ tím vàng để sống ảo.

Đến nay, Sinh đã là một viên chức 26 tuổi làm việc ở ngân hàng nhưng vẫn thi thoảng đăng bài trên Renren.

Vài lần mỗi tháng, Sinh đăng nhập vào Renren để hoài niệm qua những bức ảnh cũ chụp chung với bạn bè. Tuy nhiên, chốn thần tiên của tuổi trẻ giờ tràn ngập link dẫn về các kênh live-stream. Trong mớ hỗn độn ấy là một bài viết của Sinh, cô chia sẻ về một số khó khăn trong cuộc sống hiện tại nhưng nó nhanh chóng bị những bài đăng quảng cáo khác làm cho chìm nghỉm. Không có likes cũng như bình luận.

Renren - Một trong những mạng xã hội đầu tiên tại Trung Quốc, cạnh tranh trực tiếp với Facebook

"Giờ chẳng ai buồn đọc nữa. Khác gì nói chuyện với chính mình đâu...", Sinh Thư Văn, một trong những người dùng "tử tế" cuối cùng của Renren cho biết.

Renren, một trong những mạng xã hội đầu tiên của Trung Quốc ra mắt vào tháng 12/2005 với tên gọi "Xiaonei", với tư cách là nền tảng tập trung vào học sinh, sinh viên.

Nó từng được xem là Facebook của Trung Quốc vì có cùng tôn chỉ mục đích, lại sử dụng cùng màu nền xanh trắng. Trong khoảng 4 năm, Xiaonei cạnh tranh trực tiếp với Facebook. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì Facebook bị chặn, khi đó đứa con tinh thần của Mark Zuckerberg đã có tới 390.000 người dùng tại Trung Quốc.

Từ đó, Xiaonei được đổi tên thành Renren, ra sức mở rộng cơ sở người dùng bằng khẩu hiệu: "Đăng nhập vào Renren để tìm bạn cùng lớp".

Qủa thật, không chỉ kết nối được con người, Renren còn khiến thanh thiếu niên thời đó mê mẩn với các webgame - ví dụ như Happy Farm, tiền thân của FarmVille trên Facebook. Khi niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York vào năm 2011, đại diện của Renren cho biết đây là nền tảng mạng xã hội lớn nhất ở Trung Quốc. Đến cuối năm 2012, nền tảng này xác nhận có 56 triệu lượt đăng nhập thường xuyên hàng tháng với 178 triệu tài khoản đã kích hoạt. Để so sánh, năm 2012, Trung Quốc có 573 triệu người dùng Internet. Như vậy, vào khoảng thời gian đó, cứ 3 người Trung Quốc thì có 1 người dùng Renren.

Từng được kỳ vọng là tương lai của mạng xã hội, Renren sống tốt trong thời kỳ con người hầu như chỉ giao tiếp bằng tin nhắn văn bản đơn giản. Những dòng trạng thái xưa cũ được người dùng gọi là "viên nén thời gian" vì chúng vẫn luôn ở đó, lật lại là nhiều thú lại ùa về.

Trong năm nay, Facebook, đối thủ trước đây của Renren đã cán mốc 2 tỷ người dùng - thậm chí còn được mở công ty con ở Trung Quốc (nhưng đã chết yểu). Thế nhưng, thống kê với hàng loạt chỉ số "cắm đầu" cho thấy Renren đang chết vì người dùng giảm mạnh. Lý do gì khiến nền tảng cực mạnh này lầm vào cảnh thất sủng?

Quay trở lại quá khứ, tháng 8/2009, Sina, người khổng lồ công nghệ Trung Quốc, ra mắt nền tảng mạng xã hội Weibo. Đến tháng 1/2011, Tencent nhảy vào thị trường Internet béo bở bằng ứng dụng OTT kiêm mạng xã hội WeChat. Rõ ràng, Renren đã bắt kịp thời đại nhưng lại bị những kẻ sinh sau đẻ muộn, mới hơn, hay hơn chèn ép và dần mất đi vị thế vốn có.

Năm 2014 đánh dấu cơn "đại hồng thủy" đánh thẳng vào Renren, doanh thu của nền tảng này giảm tới 43,9% so với năm trước, người dùng hàng tháng giảm từ 54 xuống 44 triệu. Từ đó, Renren cố gắng cứu chính mình bằng cách đa dạng hóa việc live-stream, game, mở sàn giao dịch cho đồ đạc cũ, thậm chí còn ra mắt một loại coin riêng để thanh toán.

Dù tuyên bố vẫn có 31 triệu lượt đăng nhập hàng tháng, Renren không còn là nền tảng chia sẻ thông tin, văn hóa số một mà nó đã từng nắm giữ. Rõ ràng, sự sụt giảm người dùng liên quan trực tiếp đến lỗ lãi: Trong năm tài chính vừa qua, Renren thông báo khoản lỗ lên tới 87,9 triệu USD, tăng mạnh so với 73 triệu USD lỗ năm trước. Ngoài ra, khi niêm yết lần đầu trên sàn Nasdaq vào năm 2011, cổ phiếu của nó trị giá 84 USD/đơn vị - đến cuối phiên giao dịch hôm thứ 6 vừa qua, nó tụt xuống... 1,73 USD/đơn vị.

Ngày nay, hầu hết người Trung Quốc đăng nhập vào Renren chỉ để kiếm ảnh dìm hàng của bạn bè hoặc đồng nghiệp. Ngay chính những người duy trì mạng xã hội này cũng phải thừa nhận họ đang ngập trong khó khăn.

Trong thư ngỏ đăng tải vào ngày 5/8/2018 với tựa đề "Tương lai của Renren, do bạn quyết định", CEO Joseph Chen thừa nhận những năm qua họ không có nhiều đổi mới, thậm chí còn phải vật lộn để bảo trì.

"Mỗi khi bị chửi rủa, chúng tôi tự nhủ Renren sẽ tiếp tục cố gắng biến lỗ thành lợi nhuận, ít nhất các bạn vẫn có một nơi lưu trữ kỷ niệm thời học sinh", Chen chia sẻ và không bình luận gì thêm.

So sánh người dùng hàng tháng của Renren và Weibo, WeChat

Thực tế, người dùng đã chỉ ra những điểm khiến Renren thua thiệt trước các đối thủ. Cụ thể, WeChat và Weibo đã giải quyết phần nào vấn đề riêng tư: Nếu người dùng Renren không set private cho bài đăng, bất cứ ai cũng có thể xem được bình luận, số lượt likes, ai đã like...

Thanh niên Trung Quốc ngày nay không thích điều đó, họ muốn giới hạn những người có thể theo dõi mình và WeChat, Weibo đã cơ bản cho họ mong muốn đó. Chưa kể, phong cách sống, làm việc và trò chuyện của thời đại mới khiến Renren lạc hậu nặng nề.

"Con người ngày nay chỉ muốn càng nhanh càng tốt, những cuộc đối thoại trở nên khô khan và vô cảm hơn trước. Renren đã chết thật rồi...", một người dùng lâu năm chia sẻ.

Đã 10 năm kể từ khi Renren đạt được đỉnh cao, 10 năm qua Internet Trung Quốc cũng thay đổi chóng mặt. Giờ đây, câu trả lời của Trung Quốc với Facebook đã biến thành thị trấn ma trên Internet, đầy ẵm kỷ niệm nhưng không một bóng người.

Theo GenK