Sân khấu Lệ Ngọc vừa ra mắt vở kịch Huyền tích Chùa Mộtcột (tác giả Lê Thế Song; đạo diễn NSƯT Bùi Như Lai).
Câu chuyện về Chùa Một cột không có nhiều tư liệu lịch sử nhưng tác giả kịch bản Thế Song đã hư cấu hợp lý khiến người xem cảm thấy hấp dẫn,ửViệtđượctáihiệnsinhđộngtrênsânkhấkèo trực tuyến nhất là những màn "cung đấu", là âm mưu của những kẻ ngoại bang cố tình xâm phạm với ý đồ phong ấn, hủy diệt long mạch phát triển của đất nước. Chúng nham hiểm, độc ác khi lợi dụng tâm lý của Hoàng hậu Thiên Cảm đang bị mờ mắt vì ghen tuông, vì muốn độc chiếm ngôi vị.
Xung đột lớn nhất, mâu thuẫn chủ yếu của vở là xung đột giữa âm mưu của giặc muốn cắm xuống huyệt mạch quốc gia một chiếc cột lớn để phá hủy long mạch đang thịnh của chúng ta. Chúng kíh động để Hoàng hậu Thiên Cảm chấp nhận hiến tế những thanh niên trai tráng – những biểu tượng cho sức mạnh của nước Đại Việt.
Nhưng với một vị vua như Lý Thái Tông, người được ghi chép trong Đại Việt Sử ký toàn thư "là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông" thì âm mưu đó hoàn toàn không thể thực hiện được.
Nhà vua đã biến nguy cơ thành cơ hội, biến âm mưu đen tối của giặc thành điểm sáng của Long thành khi trên chiếc cột đó, cho xây dựng một ngôi chùa mang hình dáng bông hoa sen như những gì trong giấc mơ thường thấy của mình… Thông điệp xuyên suốt của vợ diễn chính là "Lấy Đức trị Nhân".
NSƯT Như Lai lựa chọn một cách kể chuyện mộc mạc, dễ hiểu, dễ tiếp nhận nhưng không đơn điệu. Tính cách các nhân vật rõ nét, cốt truyện mạch lạc, thiết kế sân khấu linh hoạt, âm thanh ánh sáng có sự chỉn chu từ ý tưởng cho tới việc thể hiện… tất cả hòa quyện để tạo ra phong cách chung tác phẩm.
Dàn diễn viên của Sân khấu Lệ Ngọc ngoài NSND Lệ Ngọc trong vai nữ chính Hoàng hậu Thiên Cảm, nghệ sĩ Văn Hải vai vua Lý Thái Tông còn các diễn viên rất "cứng" nghề như: Anh Tuấn, Lâm Cương, Thu Phương, Lưu Hoàng, Anh Đào… đã đảm trách tròn vai các nhân vật của vở và tạo được cảm tình lớn đối với người xem.
NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam chia sẻ: "Từ sự tích Chùa Một cột vốn không có nhiều tình tiết để có thể hư cấu thành một câu chuyện hấp dẫn, đáng xem đã là điều rất đáng quý rồi. Chủ đề rất tốt, đạo diễn có nhiều mảng miếng hay, sân khấu linh hoạt, diễn viên diễn hay…".
Nữ nghệ sĩ cũng cho rằng, nhờ vào sự sáng tạo của ê-kíp nghệ sĩ và quyết tâm của tập thể Sân khấu Lệ Ngọc mà tinh thần của vở kịch đã được lan tỏa rộng rãi. Khiêu khích sự tò mò, đưa khán giả tới rạp và bằng chất lượng tác phẩm, giữ chân khán giả đến phút cuối, đó là thành công mà không phải đơn vị nghệ thuật sân khấu nào cũng có thể làm được.
Vua Lý Thái Tông (Lý Phật Mã) là hoàng đế thứ hai của nhà Lý và trị vì hơn hai mươi năm trong giai đoạn thịnh trị của triều đại này. Thủa nhỏ, vị hoàng tử có vẻ bề ngoài đẹp đẽ, chính khí, lại sớm bộc lộ khí chất của quân vương, nên vua Lý Thái Tổ đã lập ông làm Đông Cung Thái Tử. Trải qua "Loạn tam vương" thì năm 1028, Lý Thái Tông lên ngôi và trở thành một vị vua nhân từ, tài giỏi, góp công lớn cho đất nước khi dẹp loạn được khởi nên từ các nước lân bang như Chiêm Thành và Ai Lao. Ông nổi tiếng là vị vua nhân từ, yêu thương con dân, là vị vua đầu tiên mở quốc khố "xuống chiếu cho lấy tiền lụa ở trong kho lớn ban cho thiên hạ". Năm 1042, ông ban hành bộ Hình thư, giúp cho "việc xử án trở nên rõ ràng", đây cũng được xem là bộ luật đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, vua cũng là người quyết định xây dựng chùa Một Cột.