TheĐivàolànbuýtnhanhBRTbịphạtbaonhiêutiềkết quả incheon unitedo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020, việc lái xe cá nhân đi vào làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT (làn BRT) là hành vi vi phạm "đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) (lỗi sai làn).
Đối với ô tô, lỗi đi sai làn này xử phạt theo điểm đ, khoản 5, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức tiền phạt từ 3-5 triệu đồng, đồng thời, bị tước quyền sử dụng của giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Còn đối với phương tiện vi phạm là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), lỗi đi sai làn bị phạt từ 400-600 nghìn đồng theo điểm g, khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đối với xe đạp, lỗi đi sai làn bị phạt từ 80- 100 nghìn đồng.
Tuyến buýt nhanh BRT 01 là tuyến BRT đầu tiên của Hà Nội, có lộ trình từ bến xe Yên Nghĩa đi bến xe Kim Mã (Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã) có chiều dài 14,7 km, được vận hành vào năm 2017. Khác với các loại xe buýt thường, xe buýt nhanh chạy trên làn riêng được bố trí phía bên trái đường, gần với dải phân cách giữa.
Các làn đường này đều được đặt biển R.412a có chữ BRT, phía dưới có vạch sơn kẻ đường tức là biển quy định "Làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT)". Các phương tiện khác không được phép đi vào làn đường này.
Sau 5 năm vận hành, trên các trục đường hướng tâm mà xe buýt BRT đi qua như Quang Trung, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Tố Hữu, Lê Văn Lương, Láng Hạ, Giảng Võ,... thường xuyên ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm.
Nhiều người dân đi ô tô, xe máy vẫn có thói quen vô tư đi vào làn BRT theo tâm lý "điền chỗ trống", hoặc đơn giản là tránh tắc đường mà không biết rằng, mình có nguy cơ bị phạt rất nặng. Trên thực tế, đã có rất nhiều người dân bị phạt về lỗi này.
Hiện nay, tuyến BRT đang là vấn đề thời sự nóng của Hà Nội khi ùn tắc ngày càng gia tăng. Nghịch lý là đường bị kẹt cứng nhưng làn BRT trống, không ai dám đi vào.
Vì thực trạng này, mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất cho phép các phương tiện khác lưu thông vào làn đường dành riêng cho xe buýt BRT gồm xe khách 24 chỗ trở lên, các loại xe công vụ, xe cứu nạn và xe buýt thường. Thế nhưng, đề xuất này ngay lập tức vướng phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia và người dân.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
(责任编辑:Nhà cái uy tín)