Hơn 40 năm về trước,ệnnghẹnngàophíasautấmáomớimẹnghèotặngconngàyTếtỷ số ngoại hạng anh bà Trương Thị Bẩy (SN 1938) là nhân viên vật tư thuộc công ty Xây dựng dân dụng Hà Nội.
Sau khi khu tập thể Văn Chương (phường Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) hoàn thiện vào năm 1967, bà Bẩy được chia căn hộ rộng 18 m2.
Bà Trương Thị Bẩy |
"Trong căn hộ ấy, 7 mẹ con tôi cùng ở (chồng bà Bẩy đi làm xa)", người phụ nữ sinh năm 1938 nói.
Sống trong thời kỳ bao cấp với một đàn con nhỏ, bà Bẩy phải gồng gánh trên vai không ít khó khăn.
Bà kể, giai đoạn cùng cực nhất, một bữa cơm độn ngô, khoai đôi khi cũng không có đủ để lấp đầy những cái bụng trống rỗng của các con. Vì thế người mẹ này luôn phải nỗ lực hết mình.
Khu tập thể Văn Chương (Đống Đa, Hà Nội), nơi mẹ con bà Bẩy sinh sống. |
"Tôi đi làm từ 4h sáng, bốc vác vật tư cho các công trình xây dựng, chỉ mong mang về cho con những bữa no.
Tết đến, cứ có được 5kg gạo nếp, vài lạng thịt, vài lạng đỗ để nấu nồi bánh chưng. Như thế đã là hạnh phúc lắm rồi", bà Bẩy nhớ lại, giọng rưng rưng.
Theo bà Bẩy, vào khoảng những năm 70 của thế kỷ trước, cuộc sống gia đình bà vô cùng cơ cực.
Mâm cơm ngày Tết của mấy mẹ con cũng chỉ hơn ngày thường 1 món bánh chưng nhưng các con của bà rất háo hức. Thấy hàng xóm láng giềng chuẩn bị Tết, chúng cũng đếm từng ngày.
"Tôi làm công ty xây dựng. Tháng Tết phải chờ đến ngày 30 mới có lương. Lãnh đạo công ty sợ phát lương sớm, công nhân nhận tiền xong sẽ bỏ về quê.
Vì thế, chiều 30 Tết năm nào, ruột gan tôi cũng như lửa đốt. Chỉ mong giây phút nhận lương để chạy vội đi sắm Tết, mua cho con tấm áo, manh quần".
Tết năm đó, vì tiền lương ít ỏi, bà Bẩy không lo được cho các con manh áo mới. Đêm Giao thừa, bà bảo các con đi ngủ sớm rồi lặng lẽ cắt chiếc áo tươm tất nhất của mình. Bà khâu thành áo mới cho con.
"Hai chiếc tay áo, tôi cũng cắt để khâu thành quần cho đứa con 2 tuổi. Chúng thích lắm. Nhưng lúc đi chúc Tết, ai nhìn thấy cũng bật cười", bà Bẩy nhớ lại.
Những ngày cuối năm, niềm vui của bà Bẩy là gặp gỡ hàng xóm, láng giềng, chia sẻ về công tác chuẩn bị Tết. |
Trong trí nhớ của bà Bẩy, giai đoạn bao cấp, mỗi công nhân như bà được phân phối 1 suất vải lụa may quần và một suất vải may áo. Tuy nhiên, vì cuộc sống thiếu thốn, bà thường bán đi để lấy tiền đong gạo.
"Cũng may, các con ý thức được hoàn cảnh nên không bao giờ khóc lóc hay ăn vạ. Ngày Tết, chúng chỉ ao ước có miếng bánh chưng", bà Bẩy nhắc lại, giọng tự hào.
Ít năm sau, nhờ chịu thương chịu khó và chi tiêu tiết kiệm, bà Bẩy có thêm chút tiền lo Tết nên muốn cải thiện cho các con.
"Mâm cơm sáng mùng 1 dọn lên, ngoài bánh chưng, năm đó nhà tôi có thêm đĩa thịt gà. Cứ tưởng các con sẽ hò reo hạnh phúc rồi tranh giành món ăn xa xỉ này nhưng chúng lại nhường nhau đến bất ngờ. Đứa nào cũng bảo không thích ăn…", bà Bẩy nghẹn ngào.
Sau này, khi các con khôn lớn trưởng thành, kinh tế nhà bà Bẩy cũng đã khá hơn, 2 trong số 6 đứa con của bà lại qua đời.
Ngày Tết, nhớ về các con và nhớ về những ngày đói kém, thèm bánh chưng như thèm món ăn xa xỉ, bà Bẩy thường gói 100 chiếc. Sau đó, bà chia đều cho các con.
"Tuy nhiên, có thể vì cuộc sống đã quá đủ đầy nên món ăn này cũng không còn được chờ mong như nhiều năm về trước nữa...", người đàn bà này nói.
“Càng về già, những người như chúng tôi lại càng sống bằng hoài niệm”- ông Phạm Ngọc Giao bắt đầu câu chuyện về cái Tết của gia đình mình trong những năm 40, 50……