![]() |
Cục Quản lý Cạnh tranh kêu khó xác định doanh nghiệp truyền hình bán phá giá
Trước việc các doanh nghiệp truyền hình trả tiền cùng lên tiếng tố cáo lẫn nhau bán phá giá,ênTGĐVTVĐừnglấylýdobángiáthấpđểđưatruyềnhìnhvềnôngthôti lệ cuoc hoặc dùng các chiêu thức khuyến mãi để đua nhau bán dịch vụ truyền hình dưới giá thành, tại một hội thảo do Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) tổ chức mới đây, ông Lê Khang (đại diện Phòng chính sách về giá và thẩm định giá - Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính) cho biết, theo các quy định quản lý đang có hiệu lực, truyền hình trả tiền không nằm trong danh mục nhà nước phải quản lý giá, bình ổn giá, do đó các doanh nghiệp được tự định giá theo cơ chế thị trường. Luật pháp cũng quy định các doanh nghiệp phải công khai về giá, niêm yết giá, gắn với các thông số kỹ thuật tới khách hàng.
Ông Lê Khang cho rằng, giá dịch vụ truyền hình còn bị điều chỉnh bởi Luật Thương mại theo đó có cơ chế chống các doanh nghiệp bán phá giá để cạnh tranh. Cục Quản lý Cạnh tranh sẽ có trách nhiệm thanh kiểm tra để chống việc các doanh nghiệp bán phá giá.
Do đó, VNPayTV có thể nghiên cứu cơ chế chống bán phá giá để kiến nghị đưa vào dự thảo Nghị định quản lý dịch vụ truyền hình trả tiền do Bộ TT&TT đang xây dựng.
Trước đây, trả lời ICTnews, ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cũng cho biết, dự thảo Nghị định quản lý dịch vụ phát thanh truyền hình sẽ không đưa vào nội dung quản lý giá dịch vụ truyền hình trả tiền. Do đó, nếu doanh nghiệp nào bán phá giá để cạnh tranh sẽ được điều chỉnh bằng Luật Cạnh tranh.
Phát biểu tại hội thảo, ông Hồ Tùng Bách (Phòng Quản lý bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương), để có căn cứ cho Cục Quản lý Cạnh tranh tham gia kiểm tra xem doanh nghiệp có bán phá giá hay không cần phải chứng minh được giá doanh nghiệp đang cung cấp cho khách hàng thấp hơn giá thành. Quá trình chứng minh doanh nghiệp truyền hình bán phá giá rất phức tạp và khó có thể xử lý ngay trong thời gian tới.
Hơn nữa tâm lý người dùng không quan tâm giá sàn doanh nghiệp đưa ra thế nào, mà thích dùng dịch vụ giá càng rẻ, hoặc miễn phí càng tốt. Thường các điều chỉnh về tăng cước nói chung hay nhận được phản ứng dữ dội từ người dân cũng như báo chí, điều này bất lợi cho các doanh nghiệp truyền hình trả tiền trong việc tăng cước.