Cũng chính vì nghèo khó,Đêmtânhôncủavợchồngnghètỷ lệ cược bóng đá đêm nay thiếu thốn đủ bề, vợ chồng anh chị mới có được một đêm tân hôn, mà có lẽ cả đời này 2 người không bao giờ có thể quên được.
Chị Nhi (35 tuổi, giáo viên ở Hà Nội) còn nhớ như in, vào ngày cưới của mình, bố chị khi lên thăm phòng tân hôn của con gái về nhà thì đã khóc. “Bố thương con gái bố nâng niu, cưng nựng bao nhiêu năm, giờ đi lấy chồng mà phòng tân hôn chả khác gì cái nhà kho. Bố thương con gái khi ở nhà quen được nuông chiều, giờ đây lựa chọn trao gửi cho một người đàn ông nghèo chẳng có gì trong tay, rồi sẽ sống ra sao”, chị Nhi cười dịu dàng khi nhớ về giọt nước mắt hiếm hoi của bố.
Chị Nhi bảo, nhà anh Khoa rất nghèo, tiền cho anh ăn học đều là tiền đi vay, sau này ra trường đi làm, anh phải “cày cuốc” trả nợ. Tiền anh làm ra phải căn ke từng đồng mới đủ lo cho bố mẹ già yếu bệnh liên miên, cho em gái đang đi học. Vì thế, khi cưới nhau, anh Khoa chỉ có 2 bàn tay trắng với hàng tá nỗi lo đeo bám trên người.
Ảnh minh họa |
“Lúc ấy, mình bàn với chồng, thôi có như nào thì dùng như thế, muốn rình rang đẹp đẽ thì phải vay mượn, mà xong thì lấy đâu để trả trong khi còn rất nhiều khoản thiết thực hơn phải lo. Chồng mình suy nghĩ mãi rồi cũng đồng ý”, chị Nhi nhẹ giọng tâm sự.
Phòng tân hôn của vợ chồng chị Nhi chính là căn phòng cũ anh Khoa vẫn dùng trước đây, không có điều kiện tu sửa lại. Cửa nẻo không có, chỉ che bằng một tấm ri-đô đã cũ. Trong phòng chẳng có đồ đạc gì mới, được chiếc tủ quần áo từ cách đây cả chục năm đã mối mọt không ít chỗ, cánh cửa long ra biến đâu mất hút, muốn lấy quần áo cũng không cần phải mở cửa luôn. Trên chiếc giường mục cả bốn chân, phải kê chèn bằng gạch là chiếc đệm lò xo cũ mèm không biết được ai cho anh Khoa từ năm ngoái, tới giờ làm đệm tân hôn, nhiều chỗ ở đệm đã mốc xanh mốc đỏ. Chiếu cũng có đôi chỗ sờn rách nhìn rõ mồn một, chăn gối, mùng màn vẫn là đồ anh Khoa dùng thường ngày mang ra tận dụng.
“Ai nhìn thấy chắc hẳn cũng rất ái ngại, nhưng họ không nói ra mà thôi. Lúc ấy, anh Khoa đã nắm thật chặt tay mình, 2 đứa nhìn nhau cười, thấy được sự quyết tâm trong mắt nhau”, người vợ này hạnh phúc thổ lộ. Cũng chính vì thế, vợ chồng anh chị mới có được một đêm tân hôn, mà có lẽ cả đời này 2 người không bao giờ có thể quên được.
Tối tân hôn, bố mẹ anh Khoa tâm lí tắt điện đi ngủ sớm, vì thế đôi vợ chồng mới cưới rất hí hửng dắt díu nhau vào phòng tân hôn. Đêm tân hôn là đêm đầu tiên của anh chị nên anh Khoa háo hức còn chị Nhi thì hồi hộp lắm. Bỏ qua mấy vấn đề chiếu rách, chăn gối cũ, vì tuy rằng không phải đồ mới, đồ đắt tiền êm ái mềm mượt nhưng trước đó đã được anh Khoa giặt phơi thơm mùi nắng, phòng ốc cũng được anh quét dọn sạch sẽ đâu ra đấy rồi, vậy nên cảm giác cũng không đến nỗi nào.
Nằm tâm sự được mấy câu, anh Khoa đã không đợi được nữa, định nhào lên, nhưng động tác của anh đã phải khựng lại giữa chừng vì tiếng “cọt kẹt” bỗng dưng vang rõ. Chị Nhi giật thót, âm thanh ấy giữa đêm khuya tĩnh lặng càng cảm giác nhức tai hơn. Thủ phạm phát ra tiếng động vô duyên ấy chính là cái đệm lò xo như còn cái gì vào đây nữa! 2 người nhìn nhau cười như mếu. Đạo cụ phản bội trắng trợn thế này, thử hỏi làm sao mà tiến hành đêm tân hôn cho suôn sẻ được đây.
“Hay dậy bỏ đệm ra nhé! Nằm chiếu không thôi”, anh Khoa thương lượng với vợ. Chị Nhi thở dài não nề. Nói thực chị quen nằm đệm ngủ rồi, kể cả mùa hè. Giờ bỏ đệm ra, chị sẽ đau lưng lắm không quen được. Anh Khoa đành cố hoạt động nhẹ nhàng hết mức, nhưng những tiếng “cọt kẹt” đáng ghét ấy vẫn không kiêng nể gì đôi vợ chồng son. Mà ngay buồng bên cạnh là chỗ bố mẹ anh Khoa nằm, người có tuổi lại rất thính ngủ, hẳn cũng nghe hết những âm thanh mờ ám ấy rồi. Cuối cùng chị Nhi đành phải nhượng bộ, chịu đau lưng để anh Khoa dậy bỏ đệm ra.
Chị Nhi cười khổ kể: “Đến khi chính chiếc giường cũng chẳng vững chắc gì lại vang lên những tiếng “cót két” vô duyên hết cỡ thì vợ chồng mình thực sự muốn phát khóc. Cuối cùng, nói ra thì thật ngại quá, anh Khoa đã đề nghị trải chiếu xuống đất cho yên lành, và mình đành phải đồng ý, vì đâu còn cách nào khác”. Đến lúc ấy những âm thanh phá đám kia mới chấm dứt, 2 người không ai bảo ai thở phào nhẹ nhõm.
Chị Nhi cười khổ chia sẻ, nhưng lúc ấy lại nảy sinh một vấn đề nữa. Đó là cửa phòng tân hôn của vợ chồng chị quá hớ hênh, chỉ cần một cơn gió tạt từ cửa sổ hay qua ô thông gió vào cũng có thể khiến tấm ri-đô bay phấp phới và người bên trong làm gì thì người đi qua cũng nhìn thấy hết.
“À thì đêm hôm chẳng ai có việc gì đâu, nhưng người già hay đi tiểu đêm mà, mỗi lần nghe tiếng cựa mình của các cụ bên phòng kế cũng đủ khiến bọn mình toát mồ hôi hột, lại phải nằm im không nhúc nhích, đợi “sóng yên bể lặng” mới tiếp tục việc trọng đại còn dang dở. Kể cả không thấy động tĩnh gì nhưng bọn mình vẫn phải nhẹ nhàng không dám gây tiếng động lớn, bởi phòng tân hôn quả thật cách âm quá kém, mà nhà chồng thì nhỏ, phòng bố mẹ chồng mình cửa cũng vẫn chỉ là một tấm ri-đô như thế thôi”, chị Nhi bật cười khi thuật lại những khoảnh khắc nhớ đời trong đêm tân hôn của mình. Chị Nhi bảo, cũng may đêm tân hôn ngoài ra cũng không có sự cố nào khác, cuối cùng cũng được hoàn thành tốt đẹp.
1 năm sau ngày cưới, anh Khoa nghỉ làm ra ngoài cùng bạn hùn vốn kinh doanh. Anh chị không có tiền, phải thế chấp sổ đỏ để vay tiền ngân hàng. Nhưng nhờ biết tính toán và nắm bắt thời cơ mà công việc của anh thành công rực rỡ. 5 năm sau cái đêm tân hôn nghèo “chiếc rách, giường đệm cót két” ấy, anh chị đã có nhà tầng, xe hơi, cuộc sống có thể gọi là dư dả về vật chất.
“Mới đấy mà giờ cũng gần chục năm rồi, công việc của chồng mình giờ đã rất ổn định, tình cảm của bọn mình thì vẫn gắn bó khăng khít như ngày nào. Đó là điều mình vô cùng trân trọng và tự hào. Nói ra cũng phải nhờ cái đêm tân hôn nghèo ấy, đi qua những thiếu thốn, khó khăn, bọn mình biết trân trọng nhau hơn rất nhiều”, chị Nhi xúc động tâm sự.
(Theo Afamily.vn)