Cấp trực tiếp băng tần “quý hiếm” cho phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng_keo nha cái.
Ngày 9/11, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện. Chia sẻ với VietNamNet về vấn đề này, ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện có quy định mới được Quốc hội bỏ phiếu biểu quyết riêng. Đó là quy định trong trường hợp đặc biệt, băng tần “quý hiếm” được cấp trực tiếp cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Theo đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh lấy ý kiến các Bộ liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện đề án và được cấp giấy phép sử dụng băng tần. Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về tần số vô tuyến điện đối với lượng tần số sử dụng để phát triển kinh tế như các doanh nghiệp khác và chịu sự kiểm tra, thanh tra trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc thực hiện đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trước đó, một số đại biểu Quốc hội cũng đưa ra ý kiến về lựa chọn phương án cấp tần số vô tuyến điện cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hải giải trình trong trường hợp đặc biệt, băng tần “quý hiếm” được cấp cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh với thời hạn không quá 3 năm để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm lập đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh lấy ý kiến Bộ TT&TT, ý kiến Bộ Công an đối với đề án do Bộ Quốc phòng lập, ý kiến Bộ Quốc phòng đối với đề án do Bộ Công an lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trước khi Bộ TT&TT cấp phép.
“Đề án phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước; sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông; xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp; xác định lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ cơ bản trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép”.
“Trước khi giấy phép hết thời hạn 3 tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá hiệu quả việc sử dụng băng tần đã cấp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dừng hoặc tiếp tục thực hiện đề án không quá 12 năm làm cơ sở để Bộ TT&TT gia hạn giấy phép”, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện nêu rõ.
Thái Khang
Luật Tần số vô tuyến điện sẽ tạo nền tảng chuyển đổi số quốc giaÔng Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện sẽ thúc đẩy cạnh tranh và phát triển hạ tầng viễn thông.本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/372a499258.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。