Dẫu biết rằng luôn có những biến số khó có thể đoán định nhưng việc Huawei bị chính phủ Mỹ cấm không cho hợp tác với các công ty nước này là biến số cay đắng nhất đối với Huawei. Ngay cả khi Google và Huawei liên tục trấn an tâm lý khách hàng thì chắc chắn vẫn sẽ có những thiệt hại đối với doanh số bán smartphone của hãng. Trước đây các nhà phân tích dự đoán,àSamsungkhônglàmgìcũngđượcănquảngọttừbiếncốcủtỷ lệ kèo nhà cái 1 doanh số bán smartphone của Huawei sẽ đạt 270 triệu chiếc vào cuối năm 2019. Tuy nhiên chính các nhà phân tích cũng không thể ngờ được kịch bản Google "nghỉ chơi" với Huawei. Nếu Huawei bằng cách nào đó có thể kịp phát hành hệ điều hành thay thế Android vào tháng 7, kịch bản khả quan nhất là hãng sẽ đạt doanh số 240-250 triệu máy. Thật đáng tiếc, Huawei gần đây xác nhận rằng hệ điều hành đang được hãng phát triển sẽ chỉ có thể xuất hiện trên phạm vi toàn cầu kể từ đầu năm 2020. Điều này cũng đồng nghĩa, doanh số bán smartphone hiện nay của Huawei sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ thông tin Google dừng hợp tác với Huawei. Đặc biệt mỗi tháng trôi qua khi Huawei chưa kịp ra mắt hệ điều hành mới, doanh số dự kiến sẽ giảm trung bình 8-10 triệu máy. Dự kiến doanh số tính tới cuối năm nay của Huawei sẽ giảm xuống chỉ còn 180-200 trệu chiếc, thậm chí có thể xếp sau doanh số của Apple. Không những doanh số sụt giảm nghiêm trọng, niềm tin đối với thương hiệu Huawei cũng sẽ nhanh chóng biến mất vì những lo ngại của người tiêu dùng. Doanh số sụt giảm kéo theo cả lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu Huawei được dự báo sẽ giảm mạnh Kuo nhận định: "Ngay cả khi Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm, khách hàng có thể sẽ không quay trở lại mua sản phẩm của Huawei nữa". Ngoài ra, các nhà cung cấp linh kiện từ khắp nơi trên thế giới cũng sẽ cân nhắc việc hợp tác trở lại với Huawei. Đó là chưa kể các nhà mạng sẽ không phải suy xét rất kỹ tới việc hợp tác và mua sản phẩm của Huawei nhằm tránh những rủi ro tương tự trong tương lai. Sự biến mất của Huawei trên thị trường smartphone sẽ là một thảm họa lớn... vì mất đi tính cạnh tranh Tuy nhiên rõ ràng lệnh cấm trên của chính phủ Mỹ không phải là ý tưởng hay đối với người tiêu dùng. Việc mất đi một đối thủ cũng đồng nghĩa với việc thị trường sẽ mất đi tính cạnh tranh vốn có. Không còn đối trọng, các thương hiệu lớn như Samsung và Apple sẽ giảm bớt đi các áp lực trước đây nhưng rất có thể sẽ tạo ra các sản phẩm ít sáng tạo và mang tính độc quyền cao hơn. Theo các dự báo mới nhất, nếu Huawei mất thị phần tại các nước Châu Âu và Ấn Độ, Samsung có thể sẽ tận dụng thời cơ này và xuất xưởng tối đa 300 triệu chiếc smartphone trong năm nay và tối đa lên tới 320 triệu máy. Dự báo trước đây chỉ là 290 triệu máy. Đối với Apple, nhà phân tích Ming-Chi Kuo tin rằng, hãng có thể sớm đạt doanh số 200 triệu máy trong năm nay nhờ thị phần toàn cầu tăng lên. Trước đó các dự báo chỉ hy vọng Apple có thể bán được 185 triệu máy. Sự xảy chân của Huawei là cơ hội không thể tốt hơn để Apple đòi lại vị trí thứ hai đã mất vào tay hãng công nghệ Trung Quốc trong thời gian qua. Nếu tận dụng triệt để, Apple thậm chí có thể nới rộng khoảng cách đó với Huawei trong thời gian tới. Mặt khác, Huawei dù đang gặp vận xui nhưng cũng khó có thể tụt khỏi vị trí top 3. Chỉ có điều ngay cả khi là nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới, khả năng nhận diện thương hiệu của Huawei và sự quan tâm của người dùng với dòng P-series và Mate-series sẽ sụt giảm mạnh. Còn về phần các công ty Trung Quốc khác, mặc dù Kuo không nhắc đến nhưng rõ ràng đây cũng là những công ty được hưởng lợi lớn từ biến cố của Huawei. Ngay cả khi không thể đánh đổ được Huawei nhưng chí ít, các hãng này cũng có thể kiếm được một chút thị phần từ Huawei chuyển sang. Tiến Thanh |