Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga đánh dấu sự leo thang đáng kể trong cuộc chiến này.
Sự việc diễn ra vào thời điểm Ukraine đang nhanh chóng mất đi vùng lãnh thổ đã chiếm được ở tỉnh Kursk của Nga với tốc độ "chóng mặt" giữa lúc Tổng thống Vladimir Putin khẳng định sẽ chiếm lại toàn bộ vùng lãnh thổ này vào tháng 1/2025. Điều này khiến Ukraine phải vào thế bị động.
Quyết định của Mỹ không chỉ trao quyền cho Ukraine nhắm vào các lực lượng Nga mà còn giải quyết sự hiện diện được cho là của binh sĩ Triều Tiên ở chiến trường, báo hiệu sự thay đổi trong các ưu tiên chiến lược.
Mặc dù chính sách này củng cố các nỗ lực quân sự của Ukraine và truyền thêm quyết tâm mới vào khả năng phòng thủ của nước này, nhưng nó cũng làm gia tăng nguy cơ xung đột lan rộng và gây ra phản ứng mạnh mẽ hơn từ Moscow.
Động thái mạnh từ phương Tây
Vào ngày 18/11, các lực lượng Ukraine phát động một loạt các cuộc tấn công sâu vào các khu vực do Nga nắm giữ bằng tên lửa tầm xa ATACMS, tấn công các trung tâm hậu cần và căn cứ không quân quan trọng đối với các hoạt động của Moscow.
Những cuộc tấn công này được tiếp nối bằng các đợt leo thang sau việc Kiev sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất và hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp để tấn công Nga.
ATACMS, một hệ thống tên lửa chiến thuật có độ chính xác cao, cho phép Ukraine nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng của Nga với phạm vi và hiệu quả lớn hơn. Quyết định này đã phá vỡ các hạn chế trước đó, khi các đồng minh phương Tây không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tiên tiến trong cuộc chiến này để tránh leo thang căng thẳng với Nga.
Nga tất nhiên không thể ngồi yên với những đối với những diễn biến đáng lo ngại này. Quân đội Nga đã đáp trả bằng cách nã tên lửa đạn đạo tầm trung-xa (IRBM) Oreshnik, với tầm bắn khoảng 3.000-5.000km, vào thành phố ở miền trung Dnipro của Ukraine. Oreshnik là tên lửa siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và rất khó đánh chặn.
Vụ phóng tên lửa Oreshnik siêu vượt âm của Nga là đỉnh điểm của màn "ăn miếng trả miếng" trong suốt những ngày qua giữa Nga và Ukraine, rất giống cách đáp trả qua lại thời Chiến tranh Lạnh.
Mặc dù không được trang bị đầu đạn hạt nhân, tên lửa này mang theo một đầu đạn có thể tái nhập nhiều mục tiêu độc lập (MIRV), một công nghệ được thiết kế cho các ứng dụng hạt nhân. Việc triển khai này báo hiệu sự sẵn sàng leo thang của Moscow để đáp trả những gì họ coi là hành động khiêu khích của phương Tây.
Đối với NATO và Mỹ, đây là một cảnh báo chiến lược rằng: sự hỗ trợ liên tục của phương Tây đối với Ukraine có thể gây ra hậu quả ở mức độ chưa từng thấy trong những thập kỷ gần đây. Đối với Ukraine, điều này biểu thị sự bất cân xứng về sức mạnh và hỏa lực, nhấn mạnh những rủi ro khi tiếp tục các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc, Mỹ đang đẩy thế giới đến một cuộc xung đột toàn cầu và cũng nhanh chóng xác nhận Moscow vừa bắn thử một quả tên lửa đạn đạo tầm xa vào một cơ sở quốc phòng của Ukraine. Ông nói rằng vụ phóng thử tên lửa này là nhằm đáp trả việc Ukraine trước đó đã nã tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp vào các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga. "Và trong trường hợp leo thang các hành động gây hấn, chúng tôi cũng sẽ phản ứng quyết liệt và theo cách phản chiếu", nhà lãnh đạo này nói thêm.
Hành động này nhấn mạnh một động lực nguy hiểm: mọi sự leo thang của một bên đều kích động phản ứng leo thang cấp độ tiếp theo từ bên kia, tạo ra "môi trường chín muồi" cho những tính toán sai lầm. Và sự leo thang này có thể khiến các bên mất kiểm soát, gây tàn phá kinh khủng và mất mát về sinh mạng chưa từng có.
Leo thang đáng lo ngại
Quyết định của Mỹ cho phép Ukraine tấn công tên lửa tầm xa ATACMS trong lãnh thổ Nga đặt ra câu hỏi về giới hạn vai trò của phương Tây trong cuộc chiến này.
Theo giới chuyên gia, động thái này phản ánh cam kết của Washington trong việc đảm bảo năng lực tự vệ và phá vỡ các hoạt động của Moscow đối với Kiev. Tuy nhiên, động thái này cũng làm leo thang xung đột khi phương Tây rõ ràng đang tham gia trực tiếp trong việc cho phép các cuộc tấn công trên lãnh thổ Nga, một "giới hạn đỏ" mà các nước đã tránh được không leo thang chiến sự. Điều này cũng cho thấy sự thất vọng và bi quan của chính quyền Tổng thống Biden và Ukraine trong cuộc chiến này.
Vụ phóng IRBM của Nga có thể không phải là lần leo thang cuối cùng khi Moscow tìm cách chứng minh rằng sẽ luôn đáp trả gay gắt các cuộc tấn công vào lãnh thổ của mình. Hơn nữa, việc phương Tây mở rộng sự hỗ trợ đối với Ukraine có thể chọc giận Nga và khiến các cuộc đàm phán càng ít khả thi hơn.
Tầm bắn đã được chứng minh và năng lực tiên tiến của IRBM đặt ra thách thức trực tiếp đối với lập trường chiến lược của NATO. Các quốc gia như Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic, có thể tăng cường các hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ hơn và mở rộng cửa cho Mỹ triển khai quân đội trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, những động thái này có thể làm gia tăng căng thẳng và bùng nổ nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn khắp châu Âu.
Sự kết hợp giữa việc Nga triển khai IRBM và Ukraine sử dụng các hệ thống tên lửa chiến thuật của phương Tây tạo ra tiền lệ cho việc sử dụng vũ khí tiên tiến trong các cuộc xung đột khu vực.
Điều này có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới khi các quốc gia khác tìm cách phát triển hoặc có được năng lực tương tự. Với việc Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) không còn hiệu lực, cả Mỹ và Nga hiện có thể tự do phát triển và triển khai các hệ thống tầm trung. Điều này có nguy cơ đẩy các nước quay trở lại cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh, với hậu quả thảm khốc.
Khi cuộc xung đột leo thang, tác động vào tình hình kinh tế cũng tăng lên. Giá năng lượng, vốn đã biến động do lệnh trừng phạt đối với Nga, có thể tăng vọt hơn nữa nếu cơ sở hạ tầng quan trọng bị nhắm mục tiêu. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát và bất ổn kinh tế trên toàn thế giới.
Cuộc xung đột đã cho thấy sự nguy hiểm của các công nghệ quân sự tiên tiến, từ tên lửa siêu thanh đến máy bay không người lái. Việc triển khai IRBM bổ sung thêm một lớp nữa vào xu hướng này, nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của vũ khí tiên tiến trong chiến tranh hiện đại. Cuộc đua công nghệ này có thể định nghĩa lại các học thuyết quân sự và dẫn đến sự phát triển của các vũ khí quân sự ngày càng tinh vi.
Việc Nga sử dụng IRBM ở Ukraine và quyết định của Mỹ cho phép tấn công ATACMS trên đất Nga đại diện cho hai mặt của động thái leo thang nguy hiểm. Những diễn biến này có nguy cơ biến cuộc chiến ở Ukraine thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn với hậu quả tàn khốc đối với sự ổn định toàn cầu. Những nỗ lực hòa bình đã trở nên vừa phức tạp vừa ảm đạm.
Với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức, cách tiếp cận của chính quyền ông đối với cuộc xung đột ở Ukraine sẽ vừa khó khăn vừa quan trọng. Ông Trump trước đây đã bày tỏ sự hoài nghi về sự ủng hộ rộng rãi của Washington đối với Kiev, làm dấy lên nhiều đồn đoán về khả năng thay đổi chính sách có thể khiến Moscow trở nên táo bạo hơn.
Việc Mỹ rút khỏi cam kết đối với Ukraine có thể làm suy yếu sự thống nhất của NATO và làm các đối thủ khác trở nên táo bạo hơn. Một sự leo thang sẽ dẫn đến sự tham gia trực tiếp lớn hơn.
Theo FirstPost(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Bắt 2 nghi phạm vượt biên, bán hai trẻ 1 tuổi qua biên giới Lạng Sơn
Khởi tố vụ án hình sự liên quan quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty Tín Nghĩa
Siết nguồn cung, đất nền vùng ven sốt trở lại
Triều Tiên hôm nay khai mạc đại hội đảng, sẽ bàn gì?
Biến nhà thuê thành phương tiện kinh doanh
Đích nhắm chiến lược của Central Capital
Twitter đứng trước nguy cơ đổ vỡ
President Tô Lâm extends congratulations to President
Vinhomes Grand Park ra mắt BE3
Kế hoạch thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát
Top 10 xe bán chạy tháng 10: Ford Ranger lên đỉnh, Hyundai Accent tụt sâu