Vào một buổi chiều giữa tháng 11/2023,ườiđànôngNhậtrơmrớmnướcmắtkhichàngtraiViệtđếnnhàtrảvítiềlichbd hom nay khi đang đi bảo dưỡng xe máy ở thành phố Toyama, nơi cách Tokyo, Nhật Bản, gần 400km, Mai Hữu Nghĩa thấy một chiếc ví màu đen khá dày nằm dưới mặt đất.
Anh nhặt lên và kiểm tra bên trong thấy rất nhiều giấy tờ cá nhân quan trọng, từ thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, thẻ bảo hiểm, bằng lái xe cùng một số tiền mặt.
Hiểu tâm lý của người bị mất đồ chắc hẳn đang rất lo lắng, chàng trai quê ở Thốt Nốt, Cần Thơ, quyết tìm bằng được địa chỉ để gửi lại.
Anh chợt nhớ trên bằng lái xe thường ghi địa chỉ cá nhân. Tra cứu trên Google Map, Nghĩa thấy nhà của chủ nhân chiếc ví cách nơi mình đang đứng chỉ gần 5km nên chạy xe tới.
Khi đến nơi, Nghĩa hoang mang không biết đâu là nhà mình cần tìm vì có vài ngôi nhà nằm ở chung một vị trí. Anh đánh liều thử hỏi một người đàn ông đang làm đất cho cây đứng ở gần đó.
Nghe Nghĩa mô tả muốn tìm địa chỉ ngôi nhà để trả lại món đồ, người đàn ông nhìn thấy chiếc ví quen thuộc, vội vàng cúi rạp người xuống cảm ơn. Thậm chí, ông còn rơm rớm nước mắt khi biết anh tự chạy xe đến tận nơi để trả lại món đồ đã mất.
"Cảm ơn con nhiều lắm. Con là người Hàn Quốc phải không?", người đàn ông hỏi vì thấy chàng trai Việt có ngoại hình trắng trẻo, thư sinh.
"Dạ không, con là người Việt Nam chú ạ", Nghĩa vui vẻ trả lời.
Để bày tỏ lòng cảm ơn, người đàn ông rút tiền trong một chiếc ví khác lấy ra 2.000 yen (hơn 300.000 đồng) để tặng Nghĩa. Ông còn hỏi tên và địa chỉ nhà nhưng anh từ chối vì sợ rằng người đàn ông sẽ đến tận nơi để cảm ơn một lần nữa.
"Người Nhật Bản là như vậy đó. Họ muốn gửi tặng chút gì đó dù bản thân mình mang ví tới trả không vì mục đích này", chàng trai Cần Thơ cho biết.
Sinh năm 1991, Nghĩa sang Nhật Bản từ năm 2016 dưới diện kỹ sư. Hiện anh làm công việc vận hành cơ khí máy CNC tại một công ty ở địa phương.
Nhớ lại ngày đầu mới "chân ướt chân ráo" sang xứ người, chàng trai Cần Thơ gặp vô vàn khó khăn. Thời điểm đó, trở ngại lớn nhất với anh là ngôn ngữ chưa thành thạo. Anh cũng là một trong những người Việt đầu tiên đến thành phố này nên giai đoạn đầu mọi thứ đều phải tự mày mò.
Có lần, Nghĩa cùng nhóm bạn đi chơi nhưng không biết đường dù đã tra Google Map. Cả nhóm dừng lại hỏi đường ở một cửa tiệm. Không ngờ, chủ cửa tiệm định đóng cửa và nói sẽ chở xe dẫn cả nhóm đi. Vì không muốn làm phiền, Nghĩa cố gắng hỏi đường cặn kẽ để tự đi. Nhưng đây cũng là một trong những ấn tượng tốt đẹp đầu tiên của người dân Nhật Bản trong mắt anh.
Một lần khác, anh đi tàu điện nhưng lại lạc đường. Anh được một người đàn ông ngoài 40 tuổi sẵn lòng bỏ chuyến đi của mình để đưa anh về tận nơi. Sau đó, người này mới bắt ngược tàu điện để trở về.
"Người Nhật sống có nguyên tắc, lịch sự, nhưng cũng rất nhiệt tình nên tôi lúc nào cũng muốn làm một điều gì đó để cảm ơn nước Nhật", anh nói.
Ở môi trường làm việc, anh cũng may mắn gặp được những đồng nghiệp dễ mến, sẵn lòng hỗ trợ đồng nghiệp ngoại quốc khi gặp phải khó khăn.
"Cuộc sống thì ở đâu cũng sẽ có người nọ, người kia. Đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng với cá nhân tôi, khi làm việc ở đây, tôi chưa từng gặp phải trường hợp bị bóc lột hay chèn ép. Lúc nào tôi cũng muốn được làm một điều gì đó để thay đổi hình ảnh người Việt Nam trong mắt người Nhật Bản", anh bộc bạch.
Đã gắn bó với quốc gia này gần chục năm nhưng Nghĩa dự định sẽ ở thêm một thời gian nữa rồi mới trở về quê hương lập nghiệp. Chia sẻ về dự định tương lai, anh muốn ở lại để học hỏi sâu về kinh nghiệm quản lý của người Nhật, tích lũy cho mình một số vốn nhất định trước khi về.
"Khi về Việt Nam, tôi muốn mở một công ty xây dựng để xây tặng nhà cho những hoàn cảnh khó khăn. Tôi rất mong tìm được người cùng chung ý tưởng với mình", anh tâm sự.
Theo Dân Trí