当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

'9X công tâm với phụ huynh lắm...'_bóng đá tỷ lệ

Cuộc trò chuyện với nhà văn Dương Bình Nguyên  xoay quanh chuyện LY HÔN,ôngtâmvớiphụhuynhlắbóng đá tỷ lệ một chủ đề tưởng như buồn bã, đối nghịch với không khí tràn ngập yêu đương của ngày này lại hóa ra…  đậm chất lạc quan.
                                                                          
Đầu xuân, ngày tình yêu, mà nói chuyện ly hôn… có vẻ không xuôi cho lắm, nhưng tôi nhận thấy rằng rất nhiều người vẫn nghĩ ly hôn là cái kết có hậu cho một cuộc sống chung đã đi vào bế tắc, cho dù hỏi họ có ủng hộ cho việc cứ “không hợp nhau thì ly hôn đi” hay không, họ cũng vẫn ngần ngại lắc đầu. Anh thì thế nào?

Thực tế thì không nên gọi một cuộc hôn nhân tan vỡ là kết thúc có hậu, bởi vì chúng ta đã rất vất vả cùng nhau tìm kiếm và xây đắp nó. Tốn công, tốn tiền, tốn cả mồ hôi và nước mắt nữa. Kể cả mất biết bao năm tháng yêu thương nó. Nói là kết thúc có hậu, nghe có gì bất nhẫn, xót xa. Nhất là khi con cái chúng ta đọc được những điều đó. Nhưng, nói cho đến cùng, nếu khi cuộc sống chung bế tắc, nếu tiếp tục sống sẽ gây tổn thương sâu sắc cho cả hai, thì chia tay là việc nên làm. Để giữ lại những gì đã và còn là quý giá trong nhau!

Vậy là ít nhất anh cũng đồng ý rằng ly hôn là một hành động cần có, một sự can đảm cần thiết đối với những cuộc sống chung mà chỉ chạm mặt nhau hàng ngày đã làm cho cả hai thấy nặng nề. Hành động đó cũng đã chứng tỏ những người quyết định ly hôn mong nuốn một sự tiến bộ và thay đổi, cho chính mình và cuộc sống của mình. Nghĩa là, ly hôn có tính chất tích cực mà chúng ta không cổ súy thì ít nhất cũng nên đánh giá đúng về nó?

Tôi nghĩ là, nếu nhìn dưới con mắt của người lạc quan, khi một cánh cửa đóng lại sẽ có những cánh cửa khác mở ra. Điều này không chỉ là chuyện hôn nhân, mà chuyện đời cũng vậy. Đừng ngồi khóc cho những năm tháng cũ, mà hãy nhìn vào nó như một tấm gương để chúng ta sống những ngày sau chín chắn hơn, văn minh hơn. Hôn nhân, suy cho cùng là một cuộc kết hợp của người đàn ông với người đàn bà, dù nó được đóng trong cái áo gì đi nữa, thì bản chất của nó cũng phải là sự gắn kết giữa hai con người độc lập đó. Khi sự gắn kết không còn, thì tất nhiên, nó sẽ tan vỡ. Tôi nghĩ, đó là hành động cần có, khi bạn chỉ nhận được sự mệt mỏi và chán ngán. Có câu, hãy biết yêu bản thân mình trước, yêu mình thật tử tế, mới mong biết cách yêu người khác. Trong trường hợp này, ly hôn là để yêu lại chính mình và tôn trọng người mà mình đang buộc phải nói lời chia tay.
Nhiều người không thích nói chuyện ly hôn, vì đơn giản người ta đã quen với những khái niệm "trăm năm". Nhưng làm gì có gì là bất biến, nhất là những thứ thuộc về cảm xúc và tình cảm của con người. Bây giờ, ly hôn là chuyện phải giải quyết cho gọn gàng giữa hai người văn minh, khi đã hết yêu hoặc khi đã không thể tiếp tục sống cùng nhau. Vấn đề duy nhất cần phải cân nhắc thật kỹ, chính là chuyện con cái. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, một đứa trẻ sống trong một mái nhà có cả cha lẫn mẹ vẫn tốt hơn. Nhưng, lại nhưng, cuộc đời mà, luôn là những điều dở dang và chúng ta phải đi qua những dở dang đó, lắm khi chấp nhận cả những đau đớn và mất mát….

Đương nhiên là có cả cha mẹ trong một mái nhà là tốt, nhưng chắc anh cũng cần phải "note" thêm là dưới mái nhà hay được gọi bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh là “tổ ấm” ấy, cha mẹ chúng phải thuận hòa. Chứ nếu họ sống với nhau chỉ bằng những gắn kết trách nhiệm hững hờ được giải thích là…“vì các con”, thì các chuyên gia tâm lý đều nói rằng không tốt cho chính trẻ con đấy!

Chuyện mái nhà, như tôi đã nói, khi đã gọi là một gia đình, thì nó phải mang ý nghĩa gắn kết. Còn sự hờ hững nào cũng dở cả, lắm khi còn trở thành... tội ác (cười). Trẻ con hay người lớn cũng đều cần được ứng xử tử tế như nhau, và khi cha mẹ hậm hực trong lòng thì con cái cũng khó lòng mà được ứng xử tử tế. Khi bạn có cái răng sâu, gặp hoa hậu bạn cũng chẳng cười được, huống hồ là chúng ta đang phải sống trong nghịch cảnh dị mộng đồng sàng. Thế nên sau khi cân nhắc kỹ, ý tôi là cân nhắc giữa những “dở dang” và “hờ hững”, thì chúng ta cần quyết định…

分享到: