John Amos Comenius_keo nha cai fb88

  发布时间:2025-01-25 23:38:54   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H John Amos Comenius_keo nha cai fb88。

John Amos Comenius là một triết gia,keo nha cai fb88 nhà cải cách giáo dục, nhà thần học người Séc. Ông được ghi tên trong lịch sử nhờ những đóng góp trong việc cải cách các phương pháp giảng dạy, đặc biệt là ngôn ngữ. Ông chính là người khai sinh ra sách giáo khoa sử dụng hình ảnh, khai sinh tinh thần giáo dục toàn cầu.

John Amos Comenius yêu thích việc học tiếng Latin và lấy nó làm nền tảng cho việc học văn hóa châu Âu. Cuốn sách giáo khoa Janua Linguarum Reserata (1632) của ông đã làm một cuộc cách mạng hóa việc dạy tiếng Latin và được dịch sang 16 thứ tiếng.

Cuộc đời

Cha mẹ Comenius qua đời năm ông 10 tuổi. Sau 4 năm sống không hạnh phúc với người dì, ông được gửi tới một trường trung học ở Prerov. Mặc dù phương pháp giảng dạy ở đó vẫn còn nghèo nàn, song ông đã được gặp một vị hiệu trưởng nhận ra tài năng và khuyến khích ông luyện tập để làm việc cho đoàn mục sư.

{keywords}
John Amos Comenius được coi là cha đẻ của giáo dục hiện đại

Tốt nghiệp ĐH Heidelberg (1613), ông trở thành một mục sư trẻ tuổi. Ông tìm thấy sự thỏa mãn hoàn toàn với sứ mệnh này, nhưng cuộc chiến 30 năm vào năm 1618 và sự quyết tâm của hoàng đế Ferdinand II trong việc tái thiết lại Thiên Chúa giáo buộc ông và những nhà lãnh đạo đạo Tin lành khác phải chạy trốn.

Trong khi chạy trốn, ông viết một câu chuyện ngụ ngôn có tên là The Labyrinth of the World and the Paradise of the Heart, trong đó ông miêu tả cả nỗi tuyệt vọng và niềm an ủi của mình.

Cùng một nhóm đồng đạo, ông trốn sang Ba Lan. Năm 1628, ông định cư ở Leszno. Tin rằng những theo đạo Tin lành cuối cùng sẽ chiến thắng và giải phóng Bohemia (tiền thân của Cộng hòa Séc), ông bắt đầu chuẩn bị cho ngày mà có thể tái thiết xã hội thông qua hệ thống giáo dục được cải cách.

Ông viết “Đề xuất ngắn gọn”ủng hộ việc trẻ em ở quốc gia này nên đến trường cả ngày và nên được dạy cả văn hóa bản xứ lẫn văn hóa châu Âu.

Cải cách giáo dục

Việc cải cách hệ thống giáo dục sẽ đòi hỏi 2 điều. Thứ nhất,một cuộc cách mạng trong phương pháp giảng dạy là cần thiết để việc học tập có thể trở nên nhanh chóng, dễ chịu và toàn diện. Giáo viên nên “theo bước tự nhiên”, có nghĩa là họ nên chú ý tới tinh thần của đứa trẻ và cách mà đứa trẻ đó học tập.

Comenius đã đề cập đến chủ đề này trong cuốn The Great Didactic và cuốn The School of Infancy– một cuốn sách bàn về giáo dục sớm dành cho các bà mẹ.

{keywords}
Hình ảnh trong cuốn sách giáo khoa sử dụng hình minh họa Orbis Sensualium Pictus của ông 

Thứ hai,để tất cả trẻ em có thể tiếp cận được văn hóa châu Âu, thì chúng cần phải học tiếng Latin. Nhưng Comenius chắc chắn rằng có một cách giảng dạy tiếng Latin tốt hơn là những phương pháp mô phạm và thiếu hiệu quả mà lúc đó đang sử dụng.

Ông ủng hộ “cách của tự nhiên”, tức là học về mọi thứ thay vì học ngữ pháp. Để đạt được mục đích này, ông viết Janua Linguarum Reserata – một cuốn sách giáo khoa mô tả những kiến thức hữu ích về thế giới bằng cả tiếng Latin và tiếng Séc để học sinh có thể so sánh 2 ngôn ngữ và nhận biết các từ.

Được dịch sang tiếng Đức, Janua sớm trở nên nổi tiếng khắp châu Âu và sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng ở châu Á và châu Âu. Comenius từng viết rằng sự tiếp nhận của công chúng đối với cuốn sách vượt ra ngoài kỳ vọng của ông.

Với việc Bohemia được giải phóng, Comenius chuyển sang một dự án nhiều tham vọng hơn – cải cách xã hội loài người thông qua giáo dục. Có những nhân vật khác ở châu Âu có cùng tầm nhìn với ông. Trong số họ có một thương gia người Đức đang sống ở London – Samuel Hartlib, người đã mời Comenius tới Anh để thiết lập một trường đại học về học tập toàn trí.

Với sự ủng hộ từ nhóm đồng đạo, Comenius tới London vào năm 1641. Ở đây, ông đã gặp rất nhiều người có ảnh hưởng, tham gia nhiều cuộc thảo luận và viết các bài luận mà nổi bật nhất trong số đó là The Way of Light. Trong bài luận này, ông đưa ra chương trình của mình. Quốc hội sau đó đã xem xét việc thành lập một trường đại học “dành cho nhiều người từ tất cả các quốc gia”.

Tuy nhiên, viễn cảnh này đã bị phá vỡ khi cuộc nội chiến Anh nổ ra và Comenius buộc phải rời khỏi quốc gia này vào năm 1642. Ông được Cardinal Richelieu mời tới Pháp. John Winthrop, Jr. – một người Mỹ đang sống ở châu Âu và đang tìm kiếm một nhà thần học – giáo dục để giao cho vị trí hiệu trưởng Harvard College – có thể đã gặp Comenius. Nhưng Comenius nhận lời mời từ Chính phủ Thụy Điển để giúp cải cách các trường học của quốc gia này bằng cách viết một bộ sách giáo khoa dựa trên Janua.

Ông đề nghị Chính phủ Thụy Điển cho phép ông đặt các cuốn sách giáo khoa của ông trên một hệ thống triết học mà ông đã phát triển, có tên là “pansophy”(hệ thống kiến thức phổ quát). Tuy nhiên, sau khi phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra chúng, ông nhận ra rằng chúng không làm thỏa mãn bất kỳ ai.

Theo thuyết “pansophy”, ông tin rằng con người có thể được đào tạo để nhìn thấy sự hòa hợp cơ bản của vũ trụ và do đó vượt qua sự bất hòa rõ ràng của nó.

Cải cách xã hội

Hòa ước Westphalia (1648) kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm và là một cú đánh với Comenius và những người Séc lưu vong khác – những người đã mất hết hi vọng về sự khôi phục tự do tôn giáo và dân tộc ở quê nhà. Một số ít họ trở về, trong khi Comenius rời Elbing và trở về Ba Lan – nơi mà hội đồng đạo ở Leszno đã tuyệt vọng. Năm 1648, ông được bổ nhiệm làm giám mục của nhà thờ Moravian.

Lời mời tiếp theo đến với ông là từ Hungary – nơi mà hoàng tử trẻ Zsigmond Raskóczi muốn thiết lập một trường “pansophy” mẫu ở Sárospatak.

{keywords}
Comenius coi trường học là công xưởng của nhân loại

Tới Hungary vào năm 1650, Comenius nhận được sự đón tiếp nồng hậu. Ngôi trường được mở cửa với khoảng 100 học sinh, nhưng nó không thành công. Các sinh viên không được chuẩn bị để học hỏi bất cứ thứ gì ngoài những kiến thức đọc viết cơ bản. Các giáo viên cũng sớm mất hứng thú với một kế hoạch mà họ không thể hiểu. Hoàng tử qua đời vào năm 1652, cũng khoảng thời gian đó, chiến tranh nổ ra ở Ba Lan.

Comenius trở về Leszno mang theo bản thảo một cuốn sách giáo khoa bằng hình ảnh mà ông đã viết cho học sinh. Cuốn sách có tên Orbis Sensualium Pictus(1658; Thế giới hiện hữu trong tranh) sau đó đã nổi tiếng khắp châu Âu suốt 2 thế kỷ và là tiền thân của những cuốn sách có hình ảnh minh họa sau này. Cuốn sách gồm có hình ảnh minh họa cho những câu viết bằng tiếng Latin, đi kèm là bản dịch sang tiếng bản ngữ.

Comenius đã không trở lại Leszno trước khi nó bị chiếm đóng và phá hủy, theo đó khiến nhiều bản thảo của ông bị mất mát. Ông trốn đến Amsterdam – nơi ông đã ở lại hết phần đời còn lại của mình.

Năm 1657, ông tập hợp hầu hết các bài viết của mình về giáo dục và xuất bản chúng trong cuốn “Didactica Opera Omnia”. Ông đã dành những năm còn lại để hoàn thành tuyệt tác mang tên Consultation. Ông xoay sở để một phần của nó được xuất bản.

Năm 1670, lúc hấp hối, ông đã cầu xin những cộng sự thân thiết công bố phần còn lại sau khi ông chết. Họ đã không làm được điều này, và các bản thảo bị thất lạc cho tới năm 1935 khi chúng được tìm thấy trong một trại trẻ mồ côi ở Halle, Ger.

Di sản

Suốt cuộc đời mình, danh tiếng của Comenius chủ yếu được gây dựng nhờ 2 cuốn sách giáo khoa nổi tiếng là JanuaOrbis Sensualium Pictus. Bản thân ông có sức ảnh hưởng như một nhà cải cách xã hội đỉnh cao của nó là trong suốt chuyến thăm của ông tới Anh. Người dân châu Âu xem Comenius như một nhà lãnh đạo. Tầm nhìn của ông gây ấn tượng với cả những người đang tìm kiếm một hình thức tôn giáo năng động hơn và cả những người xem khoa học như một con đường để cải cách.

Ngược lại, thuyết“pansophy”của ông lại không gây ảnh hưởng trong thời gian ông sinh sống hay về sau này. Ước mơ về sự hài hòa phổ quát của ông quá mơ hồ và quá vĩ đại đối với tầm nhìn tinh thần của thế kỷ 17 vốn dĩ đang chuyển sang hướng thực tế. Thậm chí, lý thuyết của ông ở thời kỳ đó còn ít hấp dẫn hơn trong thời hiện đại.

Sang thế kỷ 19, danh tiếng của Comenius được hồi sinh nhờ sự chú ý ngày càng tăng lên đối với việc nghiên cứu về sư phạm học, đặc biệt là ở Đức. Ngày nay, ông vẫn được coi là người tiên phong trong việc khơi gợi tinh thần công dân toàn cầu. Tình yêu của ông với Bohemia không ngăn được ý thức về việc bản thân là công dân của châu Âu và niềm tin sâu xa của ông về sự hợp nhất của nhân loại.

Nguyễn Thảo(dịch)

Người thầy biên soạn bộ sách giáo khoa nổi tiếng nhất nước Mỹ

Người thầy biên soạn bộ sách giáo khoa nổi tiếng nhất nước Mỹ

William McGuffey là một nhà giáo dục của thế kỷ 19. Ông nổi tiếng với vai trò là tác giả của bộ sách giáo khoa dành cho học sinh tiểu học được sử dụng rộng khắp đầu tiên trong các trường học của Mỹ.

相关文章

最新评论