Ông Võ Văn Mạnh (SN 1964),ôiloàiquotchămchỉquottrưởngthônởmiềnnúithugầnnửatỷđồngnăkết quả bóng đá azerbaijan là Trưởng thôn Tân Đức, xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, một tấm gương về phát triển kinh tế, Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi ong lấy mật xã Hương Hóa.
"Tôi nuôi ong 20 năm rồi nên có nhiều kinh nghiệm trong nhân giống, lấy mật bán ra thị trường. Nhờ nuôi ong, thu nhập của gia đình tôi ngày càng ổn định, con cái được ăn học đàng hoàng, nhà cửa khang trang", ông Mạnh chia sẻ.
Từ năm 2002, nhận thấy lợi thế địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn, ông Mạnh quyết định phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Sau khi tham gia lớp học nghề, ông Mạnh vay vốn mua 40 đàn ong về nuôi.
Ban đầu chưa có kinh nghiệm, các tổ ong của gia đình ông Mạnh kém hiệu quả, một số tổ bỏ đi.
Không nản chí, ông Mạnh tiếp tục tìm tòi, học hỏi, vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm. Nhờ công tác nhân giống, tách đàn, số lượng đàn ong của gia đình ông Mạnh ngày một tăng lên.
Ông Mạnh đang sở hữu 100 đàn ong, mỗi năm cho thu hoạch 2 tấn mật, ông còn nhân giống khoảng 200 đàn để cung cấp cho thị trường. Với mô hình này, bình quân mỗi năm gia đình ông Mạnh thu khoảng 400 triệu đồng sau khi trừ các chi phí.
Nhờ làm kinh tế giỏi và có uy tín nên năm 2009, ông Võ Văn Mạnh được bà con tín nhiệm, bầu làm Trưởng thôn Tân Đức, xã Hương Hóa. Ông Mạnh thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con trong thôn phát triển kinh tế.
Đặc biệt, ông còn dạy kỹ thuật nuôi ong cho nhiều bà con trong xã, huyện, đưa nghề nuôi ong trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân miền núi huyện Tuyên Hóa.
Ông Mạnh cho hay, để đàn ong khỏe mạnh, năng suất, chất lượng mật cao, đòi hỏi sự khéo léo của người nuôi khi chăm sóc. Phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh để thùng ong luôn khô ráo, sạch sẽ.
Theo ông Mạnh, nghề nuôi ong lấy mật không đòi hỏi nhiều nhân công, chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro và giá thành ổn định.
"Người nuôi phải am hiểu tập tính của ong, thậm chí là tìm hiểu mùa hoa nở, di chuyển đàn ong đến chỗ có mật hoa dồi dào. Bên cạnh đó, muốn phát triển đàn ong phải nắm vững kỹ thuật tách đàn, tạo ong chúa", ông Mạnh nói.
Để nuôi ong hiệu quả, ông Mạnh còn liên kết với bà con trong vùng để tạo mô hình hợp tác xã ở địa phương, thu hút 25 thành viên tham gia. Hợp tác xã nuôi ong lấy mật xã Hương Hóa hiện có 780 đàn ong, tạo được sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
"Nhờ ông Mạnh giúp đỡ, hỗ trợ, tôi đã tự nuôi ong và trồng rừng để phát triển kinh tế. Từ đó, thu nhập gia đình tôi ngày càng khấm khá, có điều kiện nuôi con cái học hành", chị Cao Thị Thương Huyền, một người dân thôn Tân Đức tâm sự.
Ông Ngô Văn Minh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hương Hóa, cho biết, bên cạnh phát triển kinh tế gia đình, ông Mạnh thường xuyên tập huấn, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật nuôi ong cho nhiều bà con có hoàn cảnh khó khăn để cùng vươn lên trong sản xuất.
Với nỗ lực của mình, ông Võ Văn Mạnh đã được các cấp, ngành tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen.
Đặc biệt, năm 2021, ông Mạnh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, ổn định và giúp đỡ nhiều hội viên nông dân khác phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.