Sở Xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU về tăng cường lãnh đạo,ôngthểngưngcấpđiệnnướcchocôngtrìnhviphạmxâydựng kèo nhà cái ty le chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố (Chỉ thị 23) ngày 25/7/2019 của Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM.
Để triển khai Chỉ thị 23, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch, trong đó đề ra 7 nhóm giải pháp với 56 nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý về trật tự xây dựng trên địa bàn.
Trước khi Chỉ thị 23 ban hành, 6 tháng đầu năm 2019, toàn TP.HCM có 1.599 trường hợp vi phạm xây dựng, bình quân 8,5 vụ/ngày.
Từ ngày 15/7/2019 đến ngày 15/4/2023, tức sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 23, tổng số trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn là 2.631. Số vụ vi phạm xây dựng bình quân mỗi ngày đã giảm đáng kể, còn 1,9 vụ/ngày, tỷ lệ giảm 77,81%.
Riêng 4 tháng đầu năm 2023, TP.HCM có 110 trường hợp vi phạm xây dựng (57 sai phép và 53 không phép), bình quân 0,92 vụ/ngày. So với trước khi Chỉ thị 23 ban hành, số vụ vi phạm trật tự xây dựng giảm 89,2%.
Trong 56 nhiệm vụ UBND TP.HCM giao cho các sở, ngành và địa phương, có 2 nhiệm vụ do các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước phụ trách không thể thực hiện được.
Hai nhiệm vụ này là ngưng cung cấp điện, nước cho công trình vi phạm xây dựng và xử lý các tổ chức, cá nhân tự ý đấu nối, cung cấp dịch vụ điện nước cho công trình vi phạm xây dựng.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật hiện hành không quy định ngừng cung cấp điện, nước khi xử lý vi phạm hành chính. Do đó, đơn vị này đề xuất không tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ trên vì không có cơ sở pháp lý.
Chuyện lạ ở Bình Chánh: Chủ đất vi phạm xây dựng, lập biên bản xử phạt… thợ xâyLoạt công trình nhà hàng, khu ẩm thực, nhà ở… xây trái phép trên đất nông nghiệp ở huyện Bình Chánh hơn chục năm vẫn không bị xử lý. Có trường hợp chủ đất vi phạm nhưng lại lập biên bản cho thợ xây dựng.