Tôi quê Đà Lạt,ếtđếntôithànhosinkhôngcôngchogiađìnhemchồkết quả al nasr lấy chồng ngoài Hà Nội, chăm sóc bố mẹ chồng tận tụy bằng cả tấm lòng nhưng trong mắt ông bà, con dâu vẫn như người dưng, nước lã.
Ngày trước, yêu và quyết định cưới Vĩnh, tôi cũng trăn trở vì gia đình anh ngăn cản. Mẹ anh tư duy cổ hủ, thích con trai lấy vợ Bắc, không thích lấy vợ miền trong. Bà cho rằng lối sống không hợp, dễ gây xích mích.
Ảnh: B.N |
Thời gian mới yêu, mỗi lần tôi ra thăm người yêu, bà tỏ thái độ, lên tiếng cấm cản nhưng vì Vĩnh động viên, tôi vẫn cố gắng. Sau thời gian dài yêu xa, Vĩnh hỏi cưới tôi, toàn bộ chi phí đám cưới hai vợ chồng tự lo liệu.
Năm đầu về làm dâu, tôi dính bầu ngay, chưa xin được việc làm nên ở nhà. Mẹ chồng cho bà giúp việc nghỉ, dồn toàn bộ việc nội trợ, dọn dẹp cho con dâu.
Vĩnh có một cô em gái, kém tôi 5 tuổi, lập gia đình ở Hải Phòng. Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, em chồng bỏ về nhà mẹ đẻ với cái thai 5 tháng. Thời điểm đó, tôi và Vĩnh vừa cưới xong.
Bố mẹ khá giả, anh trai kiếm ra tiền nên em chồng tôi không đi làm, ở nhà ăn chơi, tụ tập bạn bè. Cô ấy chỉ lo làm đẹp, mua sắm.
Em chồng tôi sinh con đúng dịp Tết. Mặc dù con dâu ốm nghén, dọa sảy, mẹ chồng vẫn yêu cầu tôi giặt giũ, bưng cơm lên phòng cho con gái, bà không động tay vào bất cứ việc gì.
Đã vậy bà hạch sách, đưa thực đơn, bắt tôi phải thay đổi bữa ăn hàng ngày cho con gái mình. Hôm nào tôi làm không đúng ý, bà sẵn sàng buông lời mát mẻ, trách con dâu lười biếng.
Mỗi tháng chồng tôi đưa 10 triệu, ngoài khám thai, thuốc men, tôi chi cho điện nước, ăn uống của cả nhà. Nhiều khi thiếu thốn, không đủ, tôi đành lấy tiền tiết kiệm cho việc sinh đẻ ra tiêu.
Tôi than vãn với chồng, nghĩ rằng sẽ nhận được sự cảm thông từ anh. Nào ngờ, anh bênh mẹ. Chồng nói dâu mới về, chịu khó vất vả một chút, mẹ lại yếu, không thể bắt bà đi giặt mấy thứ đồ sơ sinh, tã lót được.
‘Cô út hoàn cảnh vợ chồng lục đục. Giờ mình không chăm sóc, nhỡ cô ấy trầm cảm thì sao? Em là chị, em cần rộng lượng, bao dung hơn chứ? Cùng cảnh phụ nữ, em có chồng yêu thương, kinh tế dư dả, đừng so đo thiệt hơn với cô út. Trước em chưa về, mỗi tháng anh đưa mẹ 5 triệu, mẹ vẫn xoay sở được. Bây giờ anh đưa em 10 triệu là xông xênh rồi’, chồng tôi nói.
Biết đôi co thêm vài câu, vợ chồng kiểu gì cũng cãi nhau. Khi ấy cũng mới cưới vài tháng, tôi đành nín nhịn.
Cô em chồng sinh con, mẹ chồng bắt kiêng khem đủ thứ. Ngày tôi sinh con, chưa được 10 ngày, sức khỏe còn yếu, mẹ chồng nói ra nói vào, kể ngày xưa bà đẻ xong giặt giũ, cơm nước ra sao, đi làm nuôi con thế nào... Bà nói, gái đẻ phải xuống giường, vận động mới nhanh khỏe.
Bữa ăn cho sản phụ, ngoài cơm, canh, chỉ có mấy miếng thịt nạc rang khô là hết. Tôi vừa ăn vừa ứa nước mắt. Nghe bà chì chiết nhiều, tôi đành xuống bếp, bắt đầu guồng quay phục vụ tận tụy nhà chồng.
Năm thứ hai tôi làm dâu, vợ chồng cô út tái hợp, thay vì đón vợ về Hải Phòng, em rể lên ở hẳn nhà vợ.
Chồng cô út làm nghề lái xe. Mấy ngày đầu năm được nghỉ, em rể lôi bạn bè, chiến hữu về nhà nhậu nhẹt tưng bừng. Cô út không xuống bếp mà ngồi một chỗ cắn hạt dưa, xem tivi rồi ‘sai’ tôi làm món này, món kia.
Sau bữa nhậu của em rể, ai cũng say, nôn thốc nôn tháo đầy nhà. Mọi người lần lượt ra về, cô út ôm con ngủ, một mình tôi với bãi chiên trường, lọ mọ đến khuya mới dọn xong.
Cứ thế, 3 ngày Tết, tôi bỗng dưng thành osin không công, phục vụ cho vợ chồng cô út. Hôm nào chưa dọn xong đống bát, mẹ chồng đi chùa về lại hằm hằm, đá thúng đụng nia, chửi con dâu không ra gì.
Chưa kể, toàn bộ chi tiêu, mua sắm đồ ăn thức uống Tết là tiền của vợ chồng tôi bỏ ra. Năm nay, hơn một tháng nữa mới Tết, chưa gì em chồng quý hóa đã thông báo tôi làm 4 mâm cơm, cho cô ấy mời khách đến ăn tất niên cuối năm. Tôi hỏi đến tiền mua thực phẩm, em chồng ngó lơ, không thèm trả lời, coi như trách nhiệm mua sắm là của chị dâu.
Kìm nén bao lâu, tối đó tôi về trao đổi thẳng với chồng và tuyên bố, Tết này sẽ đưa con vào Đà Lạt. Dẫu sao từ ngày lấy chồng, tôi chưa có cơ hội về nhà ngoại.
Chồng mang chuyện tôi đòi về ngoại đón Tết, mẹ chồng lườm nguýt, cố tình nói to: ‘Ngày xưa tôi đã bảo anh rồi, rước cái ngữ ấy về chỉ khổ. Anh cương quyết không đồng ý cho nó về’.
Nghe bà nói, tôi bỗng bật khóc, tủi hờn cho phận mình. Chưa đến Tết mà lòng tôi u ám, chỉ ước Tết đừng đến…
Sợ tốn tiền mừng tuổi, 6 năm vợ tôi từ chối về nhà nội ăn Tết
6 năm kết hôn nhưng chưa năm nào vợ tôi về nhà chồng ăn Tết, chỉ vì sợ tốn tiền mừng tuổi và quà bánh biếu họ hàng.