Tại Hội nghị hướng dẫn công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020 do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức ngày 5/8,ảnhbáonhữngmánhkhóegianlậntrongmùathitốtnghiệlịch thi đấu của v-league Thượng tá Nguyễn Quốc Hùng, Phó Trưởng phòng PA03, Công an Thành phố Hà Nội đã chỉ ra những “mánh khóe” gian lận thi cử thường gặp trong thời gian gần đây.
Những thiết bị siêu nhỏ phục vụ gian lận
Theo ông Hùng, các trang mạng xã hội hiện nay đang rao bán các loại tai nghe siêu nhỏ nhằm phục vụ cho việc gian lận thi cử. Cụ thể, cuối tháng 7 vừa qua, công an thành phố đã bắt giữ một nhóm đối tượng ở quận Thanh Xuân và thu hàng trăm thiết bị tai nghe siêu nhỏ, đồng hồ, kính, mũ có gắn camera.
“Việc mua thiết bị phục vụ gian lận thi cử hiện nay rất dễ, chỉ cần gõ trên bất cứ thiết bị nào có kết nối mạng internet là có thể tìm được các trang rao bán”, Thượng tá Vũ Quốc Hùng thông tin.
Ông Hùng cũng chỉ ra một số thiết bị trợ giúp gian lận thi cử thường gặp hiện nay như vòng dây đeo, đồng hồ, đồ trang sức, thiết bị không dây giống như bao diêm,… Những thiết bị này chỉ cần một chiếc sim điện thoại gắn vào có thể dễ dàng bỏ trong túi quần để gian lận. Đi kèm với đó là một chiếc tai nghe siêu nhỏ đút sâu trong màng nhĩ, khi muốn lôi ra bắt buộc phải dùng nam châm hút.
Ngoài ra còn có những thiết bị giống hình dạng thẻ ATM, máy tính Casio, chìa khóa hay bút bi,… nhưng lại gắn thẻ sim mà giám thị rất khó nhận biết. Nguyên lý hoạt động của các vật dụng này tương tự như trên, chỉ cần một sim điện thoại cắm vào khe gắn sim là có thể kết nối với tai nghe siêu nhỏ.
Thí sinh nên được đeo khẩu trang y tế thay khẩu trang vải để tránh gian lận.
Ông Hùng cũng cho rằng, năm nay việc phát hiện gian lận khó hơn vì các thí sinh phải đeo khẩu trang, do đó các thầy cô coi thi cũng rất khó phát hiện.
“Tôi khuyến nghị nên dùng khẩu trang y tế, bởi nếu dùng khẩu trang vải, cho dù thí sinh đang lẩm bẩm đọc, cán bộ coi thi cũng rất khó phát hiện ra. Khẩu trang chỉ nên che mũi và miệng. Nếu thấy khẩu trang che cả tai, giám thị cần phải đặc biệt lưu ý.
Ngoài ra, trong quá trình coi thi, giám thị cần chú ý biểu hiện của thí sinh. Khi dùng những thiết bị công nghệ để gian lận, thí sinh thường có biểu hiện khác thường như ngứa ngáy, chống tay, mặc áo dài, tóc xõa, miệng lẩm bẩm… ”, Thượng tá Vũ Quốc Hùng nói.
Người nhà trốn vào phòng vệ sinh để làm bài hộ
Để phòng chống gian lận, thượng tá Vũ Quốc Hùng khuyến nghị tất cả các phòng thi ở khu vực gần đường, gần nhà, giám thị cần theo dõi sát sao hơn, tránh như trường hợp từng xảy ra, có thí sinh vào thi với mục đích phá hoại, chép đề thi rồi vứt xuống đường.
Ngoài ra, giám thị cần yêu cầu thí sinh bỏ lại tất cả thiết bị có tín hiệu thu phát, tháo khẩu trang để đối chiếu với bảng ảnh khi vào phòng thi.
“Chúng tôi đã từng đấu tranh với một đường dây thi hộ, làm giả thẻ dự thi, thẻ căn cước công dân. Họ chỉnh sửa từ lúc làm hồ sơ dự thi cho tới lúc thi, cắt tỉa tóc giống nhau đến 90%, do đó giám thị cần phải đặc biệt chú ý”.
Thượng tá Vũ Quốc Hùng cũng nhắc lại tình huống xảy ra tại hội đồng thi quận Hoàng Mai trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vừa qua của Hà Nội. Theo đó, người nhà đưa thí sinh đến điểm thi nhưng lại lợi dụng lúc đầu giờ còn xáo trộn để trốn vào nhà vệ sinh.
Thí sinh này trong quá trình làm bài đã xin đi vệ sinh và quay lại với một tờ giấy có ghi 1 câu đáp án trong đề. Giám thị sau đó đã phát hiện ra, liền xé và vứt vào thùng rác.
Vì không có tài liệu để làm bài, một lúc sau, thí sinh tiếp tục xin đi vệ sinh. Lần này, do thí sinh vào nhà vệ sinh quá lâu nên cán bộ giám sát đã vào kiểm tra thì phát hiện có người nhà trong nhà vệ sinh để giải đề. Từ vụ việc này, ông Hùng lưu ý, các cán bộ tại điểm thi cần phải đặc biệt lưu ý để tránh mọi tình huống gian lận có thể xảy ra.
Thúy Nga
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hàng trăm thiết bị ghi âm, ghi hình, định vị ngụy trang dưới đồng hồ, bút, cúc áo… được rao bán với tên gọi “dụng cụ thi cử” để phục vụ người mua có ý định gian lận.