Công ty Cổ phần phát triển Khu CNTT Đà Nẵng và đối tác Infracrowd (Singapore) vừa ký kết đầu tư phát triển Trung tâm Dữ liệu. Khu Data Center theo tiêu chuẩn Tier 3 Plus với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 100 triệu USD. TheêmtrungtâmdữliệulàmnềntảngchođôthịthôngminhĐànẵtỷ lệ kèo trực tiếpo thông tin từ chinhphu.vn, việc hợp tác này đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển và thu hút đầu tư tại Khu CNTT tập trung Đà Nẵng, hướng tới việc đầu tư một khu CNTT trọng điểm của cả nước. | Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm dữ liêu. Ảnh: Chinhphu |
Theo ông Nguyễn Anh Huy, Giám đốc Công ty Cổ phần phát triển Khu CNTT Đà Nẵng, với tiến độ xây dựng và những tín hiệu tích cực thu hút sự quan tâm, đầu tư của các đối tác quốc tế như hiện nay, đặc biệt là việc hợp tác triển khai xây dựng Trung tâm dữ liệu với đối tác Singapore là những mảnh ghép quan trọng trong việc khớp nối hoàn chỉnh hệ sinh thái Khu CNTT tập trung, tạo thành một mạng lưới CNTT quy mô và hoàn chỉnh tại Việt Nam. Về phía mình, ông John Lee, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành Infracrowd Capital cho rằng, với việc ký kết này, 2 bên sẽ chính thức trở thành đối tác chiến lược toàn diện về việc phát triển các trung tâm dữ liệu xanh và cơ sở hạ tầng bền vững tại Việt Nam. Ông John Lee cũng cho rằng, cơ hội hợp tác này có thể giúp Đà Nẵng hiện thực hoá mục tiêu trở thành thành phố thông minh trong việc thúc đẩy, tăng tốc các dịch vụ chính phủ điện tử và nền kinh tế số, bao gồm cả việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. "Khu CNTT Đà Nẵng sẽ là đối tác tin cậy của Infracrowd Capital cho những nỗ lực của 2 bên trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ bền vững tại Việt Nam", ông John Lee nói. Tính đến tháng 10/2021, Đà Nẵng có hơn 900 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 3,8 tỷ USD. Trong đó, có 140 dự án về CNTT với tổng vốn đầu tư gần 50 triệu USD. Tốp 5 nhà đầu tư lớn nhất tại đây là Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ, British Virgin Islands và Hàn Quốc. D.V Định hướng đô thị thông minh, TP.HCM ứng dụng công nghệ số vào hành chínhĐể đạt được mục tiêu đô thị thông minh, TP.HCM đề ra các giải pháp, bao gồm đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số trong hoạt động của cơ quan hành chính. |