TheơhộinàochoClipTVGalaxytrongcuộcchiếnVODbảnquyềnvớbóng đá anh hôm nayo số liệu của Statista, doanh thu thị trường VOD (Video theo yêu cầu) của Việt Nam, mức độ dân số sử dụng dịch vụ VOD sẽ vào khoảng 3,3% vào năm 2017 và dự kiến tăng lên mức 5,9% vào năm 2021. Tuy nhiên, doanh thu trung bình của mỗi thuê bao Việt Nam (ARPU) đang thấp hơn mức trung bình của thế giới gần 10 lần, chỉ đạt khoảng 5,78 USD. Như vậy. doanh thu của thuê bao Việt Nam đang ở mức thấp của thế giới và chỉ tăng 2,9% mật độ dân số sử dụng dịch vụ VOD sau 4 năm tới.
Điều này tưởng chừng như rất vô lý khi trong thời gian qua, thị trường VOD ở Việt Nam phát triển rất mạnh với sự tham gia của những doanh nghiệp nội dung lớn từ Việt Nam gồm Clip TV, BHD (Danet), Galaxy (FimPlus) cho đến những đơn vị quốc tế như Netflix hay iFlix.
Lý giải cho điều này trong chương trình Kết nối không giới hạn trên HTV9 ngày 4/4, ông Phan Thanh Giản, Giám đốc Clip TV cho biết, dù theo thống kê của Google, số lượng người xem dịch vụ VOD ở Việt Nam chỉ kém lượng người dùng mạng xã hội nhưng hiện đa phần xem miễn phí dễ dàng trên các trang web lậu. Vì thế, trong thời gian tới, khi chuyển dịch từ dịch vụ miễn phí sang dịch vụ VOD có thu phí thì lượng người dùng dịch vụ VOD tăng chậm trong 4 năm tới là có thể hiểu được. “Việc chuyển dịch từ miễn phí sang có phí sẽ mất nhiều thời gian và gặp khó khăn nhưng tiềm năng của thị trường VOD ở Việt Nam là rất lớn”, ông Giản nhấn mạnh.
Khi được hỏi về miếng bánh thị phần VOD hiện nay, ông Giản cho rằng, với việc người dùng rất dễ dàng truy cập các trang web lậu như hiện nay thì thị phần các trang web lậu vẫn đang lớn nhất, khi mà người dùng có thể tìm kiếm những bộ phim vừa chiếu rạp hay thậm chí chưa chiếu rạp trên các website này.
Còn các đối thủ nước ngoài như Netflix và iFlix, do có sức mạnh rất lớn về tài chính cũng như nội dung nên họ đang có những lợi thế nhất định. Chính vì thế, không ít người dùng cao cấp đang sử dụng những nội dung của Netflix. Đổi lại, các doanh nghiệp Việt như Clip TV, BHD hay Galaxy đang có những lợi thế về nội dung bản địa như chèo, cải lương hay phim Việt chiếu rạp, những thứ mà Netflix sẽ phải mất nhiều thời gian để đầu tư.
Cũng theo ông Giản, bên cạnh tiềm năng thị trường, những đơn vị kinh doanh dịch vụ VOD ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn để phát triển dịch vụ. Cụ thể, khi chấp nhận làm bản quyền thì các đơn vị nội dung sẽ phải bỏ ra khoản đầu tư rất lớn, thậm chí ngay cả Netflix cũng bỏ ra gần 6 tỷ USD tiền mua bản quyền trong năm 2016 và tăng lên 8 tỷ USD vào năm 2017. Chưa kể đến, chi phí đầu tư công nghệ gồm công nghệ bảo vệ bản quyền DRM (khoảng 1 triệu USD) và chi phí hạ tầng, công nghệ livestreaming… “Cuối cùng, thách thức lớn nhất vẫn là việc thay đổi thói quen người dùng, khi mà trước giờ họ có vẫn có thói quen xem miễn phí mà giờ phải chấp nhận việc thu phí”, ông Giản nhấn mạnh.
(责任编辑:Thể thao)
Sợ chết vì quá béo, Phương Anh Idol giảm tận 53kg trong 7 tháng
Thực hiện hiệu quả Đề án Trường chính trị chuẩn, xứng tầm nơi đào tạo cán bộ của tỉnh
Cần vận dụng bài học từ chiến thắng 'Hà Nội
Nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn đối với đất nước, với nhân dân
Hậu trường không như mơ về chuyện ăn uống, trang phục... của phim Việt
93 năm thành lập Đảng: Mối quan hệ gắn bó “máu thịt” giữa Đảng và dân
Lãnh đạo tỉnh dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ
Tình nguyện vì Bình Dương thân yêu
Cặp đôi 'đũa lệch' bố 100kg mẹ 40kg kể chuyện chăm con đầu lòng
Quốc hội thảo luận tại hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia
Tản văn chuyện quê bán hết 1.000 bản trước ra mắt
Thị đoàn Bến Cát, huyện đoàn Bàu Bàng: Phối hợp tổ chức chương trình “Tình nguyện mùa đông”