Sơn La xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư vào điện mặt trời. Ảnh minh họa: Điện lực Sơn La |
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định phê duyệt đề án định hướng phát triển năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025,ơnLaquyhoạchpháttriểnhệthốngđiệnmặttrờlịch thi đấu .com tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu của đề án định hướng phát triển năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đó là định hướng phát triển nguồn năng lượng mặt trời đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế, xã hội đề ra và thuận lợi cho công tác thu hút đầu tư phát triển năng lượng mặt trời, đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất của tỉnh Sơn La.
Đây cũng là cơ sở để cập nhật nguồn và lưới điện vào quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Đồng thời xác định phương án đấu nối các nhà máy điện mặt trời đến năm 2025 trong tỉnh vào hệ thống điện quốc gia đảm bảo khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn điện.
Theo đó, giai đoạn 1 đến năm 2025, Sơn La dự kiến phát triển 600MWp điện mặt trời. Trong đó có 500MWp điện mặt trời mặt đất, 100MWp mặt mái nhà. Các lưới điện cần bổ sung đến năm 2025 gồm lưới điện 220kV, 110kV, 35kV và 22 kV với các dự án xây dựng có tiến độ được đồng bộ với tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời được đề xuất.
Giai đoạn 2 đến năm 2030, Sơn La dự kiến phát triển khoảng 600MWp, trong đó 500MWp dự kiến phát triển các nhà máy điện mặt trời nổi trên mặt hồ hoặc bán ngập, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Mường La và Quỳnh Nhai; 100MWp điện mặt trời mái nhà.
Cũng trong kế hoạch vừa ban hành, UBND Sơn La đề nghị Bộ Công thương cập nhật tổng công suất điện mặt trời của tỉnh vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn 2045 với tổng. Các dự án điện mặt trời cụ thể được bổ sung quy hoạch theo đúng quy định của luật trước khi tổ chức thực hiện.
Còn về vốn, Tổng công ty điện lực miền Bắc đầu tư lưới điện 220kV. Các lưới điện 110, 35 và 22kV đấu nối các nhà máy điện mặt trời do chủ đầu tư các nhà máy thực hiện. Đồng thời, huy động các nguồn lực và có cơ chế chính sách ưu đãi hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án.
Sơn La cũng xác định tổng nhu cầu quỹ đất đến năm 2025 là khoảng 515ha. Các chủ đầu tư đăng ký nhu cầu sử dụng đất với UBND huyện để trình HĐND phê duyệt vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Đối với các dự án mặt trời, tỉnh Sơn La khuyến nghị dưới mức 634.000 USD/MWp khi triển khai bảo đảm khả năng thu hồi vốn và trang trải các khoản vay cho nhà đầu tư.
UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Công thương tổ chức công bố định hướng phát triển điện mặt trời tỉnh Sơn La; xem xét, cung cấp thông tin về tiềm năng năng lượng mặt trời, giới thiệu địa điểm tiềm năng cho nhà đầu tư.
Nghiên cứu ban hành quy trình, thủ tục phát triển các dự án điện mặt trời một cách chi tiết, rõ ràng nhằm tạo môi trường đầu tư công bằng, thuận lợi. Đồng thời quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện các dự án điện mặt trời tại địa phương. Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động liên quan đến điện mặt trời theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, Sở KH&ĐT cũng cần tham mưu để ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư các dự án phát triển năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức thu hút đầu tư, thẩm định cấp chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư quan tâm đến các dự án điện mặt trời.
Sơn La cũng yêu cầu các địa phương chủ trì phối hợp và hỗ trợ các nhà đầu tư để bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án điện mặt trời. Căn cứ vào quyết định giao chủ đầu tư thực hiện dự án điện mặt trời, hằng năm rà soát danh mục công trình sử dụng đất lập kế hoạch sử dụng để đơn vị quản lý báo cáo và tham mưu cho tỉnh phê duyệt vào quy hoạch sử dụng đất và công bố công khai.
D.V
Quy hoạch điện VIII sẽ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo với tỉ lệ, cơ cấu phù hợp với tiêu chí đảm bảo đủ năng lượng với độ an toàn tin cậy cao và đảm bảo các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường.