Lấy ý kiến góp ý cho quy định kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL về dân cư_truc tiep bong da online
Cơ quan kết nối,ấyýkiếngópýchoquyđịnhkếtnốichiasẻdữliệuvớiCSDLvềdâncưtruc tiep bong da online chia sẻ dữ liệu phải tuân thủ các quy định bảo mật thông tin
Việc xây dựng dự thảo Thông tư quy định việc kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số với Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư hiện đã được Bộ Công an hoàn thành và đang được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ này để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời hạn góp ý cho dự thảo Thông tư là ngày 1/5.
Dự thảo Thông tư mới của Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số giữa CSDL quốc gia về dân cư với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành do bộ ngành, địa phương, quản lý và hệ thống CNTT của các tổ chức khác; đồng thời quy định rõ trách nhiệm trong kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu số của từng đơn vị, cá nhân.
Thông tư sẽ áp dụng với Công an các đơn vị, địa phương; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm công tác triển khai, quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan gồm: Cơ quan quản lý CSDL chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, định danh điện tử, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công; công dân được khai thác thông tin của mình trong CSDL quốc gia về dân cư.
Hệ thống CSDL quốc gia về dân cư đã được Bộ Công an đưa vào vận hành chính thức từ ngày 1/7/2021 (Ảnh minh họa: Internet). |
Theo dự thảo Thông tư, một trong những yêu cầu mà cơ quan nhà nước thực hiện kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư phải thực hiện là chỉ định cán bộ làm đầu mối phụ trách kết nối và chia sẻ dữ liệu; công khai số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, tên và vị trí, chức năng cán bộ đầu mối phụ trách. Cán bộ đầu mối phụ trách có trách nhiệm tiếp nhận, theo dõi quá trình kết nối, phối hợp, xử lý các vấn đề về kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia do đơn vị quản lý.
Cơ quan nhà nước thực hiện kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư còn phải công khai thông tin về đầu mối phụ trách kết nối, chia sẻ dữ liệu cùng các thông tin về sự sẵn sàng chia sẻ dữ liệu; tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin, về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dữ liệu, quyền riêng tư của tổ chức, cá nhân; bảo đảm dữ liệu chia sẻ phải có khả năng gửi, nhận, lưu trữ, xử lý được bằng thiết bị số; tuân thủ các quy định, hướng dẫn kỹ thuật về trao đổi dữ liệu, về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Về mô hình kết nối, theo dự thảo Thông tư, kết nối giữa CSDL quốc gia về dân cư với CSDL, CSDL chuyên ngành qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; hạ tầng kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh. Kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa CSDL quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh sẽ qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
Trường hợp kết nối đến CSDL quốc gia về dân cư thông qua hệ thống, nền tảng khác phải được sự kiểm tra, đánh giá về an ninh, an toàn hệ thống trước khi kết nối và được sự đồng ý của cơ quan quản lý CSDL quốc gia về dân cư.
2 hình thức để công dân khai thác thông tin của mình trong CSDL về dân cư
Cùng với việc cụ thể dữ liệu danh mục dùng chung và 10 bước để kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số đến CSDL quốc gia về dân cư, tại dự thảo Thông tư, Bộ Công an cũng hướng dẫn rõ các bước để người dân khai thác thông tin của mình trong CSDL quốc gia về dân cư qua dịch vụ nhắn tin và qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Theo đó, công dân khai thác thông tin của mình trong CSDL quốc gia về dân cư không mất phí khai thác thông tin, nhưng phải trả phí sử dụng dịch vụ viễn thông theo quy định của bên cung cấp dịch vụ viễn thông. Với công dân khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, có 2 loại tài khoản có thể đăng nhập trên Cổng Dịch vụ công quốc gia gồm: Tài khoản cấp bởi Cổng Dịch vụ công quốc gia và tài khoản cấp bởi hệ thống định danh xác thực điện tử. Dự thảo Thông tư cũng quy định rõ các bước đăng ký các hình thức tài khoản này.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư quy định việc kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số với CSDL quốc gia về dân cư cũng quy định về Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu; Tạm ngừng kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu; Chấm dứt kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu; Lưu trữ nhật ký chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu; và quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong kết nối, chia sẻ dữ liệu...
Đầu tháng 1, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Theo báo cáo tại cuộc họp ngày 2/3 về tiến độ, thúc đẩy triển khai Đề án 06, đối với nhiệm vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân, Bộ Công an đã chủ trì tổ chức kết nối thành công dữ liệu bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), dữ liệu mã số thuế cá nhân (Bộ Tài chính), dữ liệu học sinh (Bộ GD&ĐT), dữ liệu trẻ em (Bộ LĐTB&XH), dữ liệu đăng ký sử dụng điện (Tập đoàn Điện lực); đồng thời tiếp tục triển khai thống nhất kỹ thuật với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giao thông vận tải.Bộ Công an cũng đã phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thành giải pháp và triển khai thành công việc đồng bộ 36 triệu dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế vào CSDL quốc gia về dân cư và căn cước công dân để phục vụ người dân chỉ sử dụng một loại giấy tờ căn cước công dân khi đi khám bệnh (tích hợp sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho thẻ bảo hiểm y tế).