Samsung và Apple đang chắc chắn ở hai vị trí đầu bảng trên thị trường smartphone toàn cầu,ạnbiếtgìvềBBKnhàsảnxuấtsmartphonelớnthứbathếgiớtt bóng đá ngoại hạng anh cuộc chiến giành hạng ba do vậy khốc liệt không kém. Huawei không giấu giếm tham vọng trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới với các nỗ lực tại châu Á, châu Âu và thậm chí cả Mỹ. Tuy nhiên, họ cần phải vượt qua đối thủ đồng hương kém tiếng hơn mới có thể hoàn thành mục tiêu này, đó chính là BBK Electronics.
BBK là công ty đa quốc gia của Trung Quốc, sở hữu nhiều thương hiệu phổ biến trên thị trường điện tử tiêu dùng, bao gồm tai nghe, đầu máy Blu-ray, smartphone. Hai trong số này là Oppo, Vivo, chưa kể đến OnePlus.
BBK Electronics hoạt động trong nhiều lĩnh vực điện tử tại Trung Quốc từ những năm 1990. Công ty đứng đầu bởi tỷ phú Duan Yong Ping. Sau khi đạt doanh thu 1 tỷ nhân dân tệ từ máy chơi game Subor, một đối thủ của Nintendo, ông Duan rời vị trí để sang điều hành một nhà máy vào năm 1995. Sau đó, không mở công ty Bubugao, tiền thân của BBK hiện tại. BBK hiện sở hữu nhiều nhà máy và hơn 17.000 nhân viên.
BBK Electronics khởi nghiệp bằng việc sản xuất đầu máy CD, MP3, DVD cùng các đồ gia dụng cho các thương hiệu toàn cầu. Năm 2004, ông Duan thành lập Oppo cùng CEO Tony Chen. Oppo dựa trên kinh nghiệm của ông Duan trên thị trường video thông qua bán đầu DVD và Blu-ray trước khi chuyển qua smartphone. Vivo xuất hiện vào năm 2009, là sự kết hợp của ông Duan và CEO Shen Wei. Smartphone Vivo đầu tiên ra đời năm 2011, nhấn mạnh vào kiểu dáng siêu mỏng và ký hợp đồng quảng cáo với các ngôi sao để tận dụng lợi thế của bùng nổ smartphone.
OnePlus là thương hiệu khác được lòng các nước phương Tây, lại không do ông Duan khởi xướng. Thay vào đó, nó do cựu Phó Chủ tịch Oppo Pete Lau và Carl Pei đồng sáng lập năm 2013, là một công ty con của Oppo. Điều đó đồng nghĩa nó vẫn thuộc sở hữu của BBK. OnePlus được xem là thương hiệu cao cấp nhất trong cả ba nhưng áp dụng cách tiếp cận khác hơn so với mô hình bán lẻ của Oppo và Vivo. OnePlus chủ yếu bán qua mạng nhờ vào các nền tảng như Amazon, vốn đã giúp BBK xâm nhập thị trường châu Âu và Mỹ.
(责任编辑:La liga)