Ông Thom Townsend - Trưởng bộ phận chính sách dữ liệu (Bộ Kỹ thuật số,âydựngChínhphủđiệntửBàihọcthựctếtừVươngquốbóng đá tỷ lệ văn hóa, truyền thông và thể thao, Vương quốc Anh) đã chia sẻ cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu về thực tiễn quá trình xây dựng chính phủ điện tử.
Hoan nghênh chuyên gia Estonia hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử
Xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số
Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử
Sáng 31/10, tại Hà Nội đã diễn ra buổi hội thảo do Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT) tổ chức với chủ đề “Dữ liệu mở và chính phủ điện tử - Kinh nghiệm thực tiễn từ Vương quốc Anh”. Tại đây, các chuyên gia trong và ngoài nước đã giới thiệu và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu, đóng góp cho quá trình xây dựng Chính phủ điện tử.
Việt Nam quyết tâm xây dựng chính quyền điện tử
Chia sẻ về tình hình triển khai, ông Nguyễn Minh Thảo - đại diện Cục Tin học hoá (Bộ TT&TT) cho biết, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc xây dựng Chính phủ điện tử.
Trong những năm qua, liên tục có những chương trình, kế hoạch do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành để các bộ, ngành, cơ quan từ trung ương đến địa phương thực hiện. Trọng tâm chính trong năm vừa qua là việc tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan chính phủ, phục vụ cho các cơ quan tổ chức và người dân.
Ông Hoàng Anh Tú - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT) phát biểu tại hội thảo về dữ liệu mở và chính phủ điện tử vừa được tổ chức tại Bộ TT&TT sáng 31/10. Ảnh: Trọng Đạt |
Cụ thể, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước hiện được đưa lên website, cổng thông tin điện tử để người dân từ đó biết được các chủ trương, chính sách, công tác chỉ đạo điều hành quốc gia. Không những vậy, tất cả các thông tin liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính đều được các bộ ngành, các địa phương đưa lên website của mình.
Đối với người dân và doanh nghiệp, Việt Nam hướng tới việc xây dựng một chính phủ phục vụ hiệu quả hơn, chất lượng hơn, tập trung đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực truyến. Khi đó, người dân không cần phải đến cơ quan quản lý nhà nước hoặc chỉ phải đến 1 lần.
Trọng tâm thứ 3 của kế hoạch này là nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Điều này được thực hiện bằng việc xây dựng các hệ thống thông tin điện tử phục vụ công tác trao đổi, điều hành của chính phủ.
Chính phủ cũng đã đặt ra một số giải pháp, trong đó có việc hoàn thiện các văn bản, chính sách phục vụ cho việc xây dựng chính phủ điện tử. Về giải pháp kỹ thuật, Chính phủ đã ban hành bộ khung kiến trúc về Chính phủ điện tử. Đây là khung pháp lý về kỹ thuật để các bộ ngành, địa phương theo đó mà triển khai.
Ông Nguyễn Minh Thảo - đại diện Cục Tin học hoá (Bộ TT&TT). Ảnh: Trọng Đạt |
Nhờ những biện pháp thiết thực này, việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam đã được một số kết quả nhất định. Theo đó, người dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính ngay tại nhà thông qua Internet. Ở các địa phương, hiện có bộ phận một cửa điện tử thông qua một đầu mối duy nhất, chỉ cần đến 1 nơi để thực hiện các thủ tục hành chính.
Thống kê cũng cho thấy, ở các bộ, cơ quan trung ương hiện có khoảng gần 2.000 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, ở các địa phương là khoảng hơn 50.000 thủ tục. Con số này tương ứng với khoảng 24% thủ tục hành chính của các bộ và khoảng gần 50% thủ tục hành chính ở các địa phương.
Để minh bạch thông tin, tất cả các cơ quan nhà nước tại trung ương và địa phương đều đã có các cổng thông tin điện tử. 100% cán bộ công chức công tác trong chính phủ và các địa phương đều được cấp thư điện tử để trao đổi tài liệu thư từ. Hệ thống quản lý văn bản điều hành đã được liên thông 4 cấp. Để đảm bảo an toàn và tin cậy trong văn bản điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước đều đã sử dụng chữ ký số.
Kinh nghiệm thực tiễn từ Vương quốc Anh
Ông Thom Townsend - Trưởng bộ phận chính sách dữ liệu (Bộ Kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao, Vương quốc Anh) đánh giá cao những gì mà Việt Nam đã và đang nỗ lực nhằm xây dựng chính quyền điện tử. Vị đại diện đến từ nước Anh cũng cho biết, ông cảm thấy ấn tượng khi ghé thăm văn phòng cung cấp dịch vụ công 1 cửa tại Đồng Nai.
Với một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số khá tốt cùng sự tham gia đóng góp của người dân, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để có thể phát triển chính phủ điện tử và khai thác nguồn dữ liệu mở. Nước Anh muốn chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm của mình trong việc triển khai xây dựng chính phủ điện tử, ông Thom Townsend nói.
Chính phủ điện tử bắt đầu được đưa ra bàn luận ở Anh từ năm 2010, trong nhiệm kỳ của Thủ tướng David Cameron. Lúc đó ngay cả ở tại Anh, xuất hiện nhiều ý kiến lo lắng về vấn đề chi phí khi triển khai Chính phủ điện tử.
Ông Thom Townsend cũng cho biết, từ năm 2009, tại Anh đã có 350 trang mạng của các cơ quan tổ chức khác nhau thuộc chính phủ. Mỗi trang mạng này lại cung cấp một nội dung thông tin khác nhau. Do đó, khi bắt đầu triển khai Chính phủ điện tử tại Vương quốc Anh, các nhà quản lý tại nước này nghĩ tới việc tạo ra một nền tảng duy nhất về dịch vụ công trực tuyến.
Ông Thom Townsend - Trưởng bộ phận chính sách dữ liệu (Bộ Kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao, Vương quốc Anh). Ảnh: Trọng Đạt |
Kết quả là các dữ liệu mà chính phủ có được sau đó được chia sẻ công khai trên trang web data.gov.uk. Hiện có khoảng 779 bộ dữ liệu được tập hợp trên nền tảng này với hơn 1 tỷ giao dịch mỗi năm. Đó là nơi mà doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận và truy vấn dữ liệu khi cần thiết. Tất nhiên, tại Anh cũng có những quy định nhằm đảm bảo mức độ an toàn đối với các tài liệu mật và các thông tin liên quan đến bí mật đời tư.
Chia sẻ về triết lý của người Anh, ông Thom Townsend cho biết, dữ liệu phải được sử dụng mới tạo ra giá trị. Do vậy, dữ liệu và sự tham gia của người dân là rất quan trọng.
Vị chuyên gia người Anh gợi ý các cơ quan quản lý Việt Nam cần tìm hiểu xem đâu là nhu cầu của người dân? Các dịch vụ hiện tại đã đủ tốt hay chưa? Người dân đã hài lòng với nó hay chưa? Để làm được điều này, ông Thom Townsend cho rằng các nhà quản lý cần phải đổi cách tư duy khi tiếp cận.
Để giải quyết vấn đề làm sao lôi kéo người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, ông Thom Townsend cho rằng, không có cách nào khác ngoài việc đưa nó vào trong các chương trình giáo dục cho trẻ em ngay từ khi chúng còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này là rất cần thiết dù để thấy được hiệu quả, có khi phải mất hàng chục năm.
Trước những chia sẻ của vị chuyên gia đến từ Vương quốc Anh, ông Hoàng Anh Tú - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT) cho biết, mỗi một quốc gia đều có các vấn đề của riêng mình.
Do đó, khi xây dựng chính phủ điện tử, không thể mang cách làm của nước này áp đặt hoàn toàn cho nước kia. Tuy vậy, những chia sẻ từ vị chuyên gia Vương quốc Anh là một bài học kinh nghiệm quý báu để Việt Nam có thể học hỏi nhằm tìm ra hướng đi cho việc xây dựng chính phủ điện tử.
Trọng Đạt
Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ nhất trí cùng thúc đẩy trao đổi hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính.