Huawei đang cạn kiệt nguồn cung chip dùng để sản xuất các thiết bị của hãng. Ming-Chi Kuo,ạnchipHuaweiđứngtrướcnguycơphảibákèo nhà cái chuẩn một nhà phân tích tại TF International Securities đã đưa ra nhận định về những những động thái Huawei có thể thực hiện để đối phó với lệnh cấm.
Theo ông, nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung chip, gã khổng lồ Trung Quốc đang cân nhắc bán đi thương hiệu con Honor. Bán đi thương hiệu này sẽ là hướng đi tốt nhất cho cả Honor, những nhà cung cấp chip và nền công nghiệp điện tử của Trung Quốc.
Honor có thể không còn thuộc về Huawei nữa. Ảnh: Lê Trọng. |
Việc tách khỏi Huaweisẽ giúp Honor không chịu ảnh hưởng bởi lệnh cấm từ Mỹ. Và điều này sẽ có lợi cho Honor cũng như tạm thời giảm áp lực nguồn cung chip cho Huawei.
Dưới triều đại của Huawei, Honor chỉ được xem là hãng điện thoại phân khúc thấp và trung. Nếu được tách rời, Honor có thể dùng danh tiếng mình đang có và tiếp cận những phân khúc cao hơn nhằm gia tăng giá trị thương hiệu.
Sau lệnh cấm áp đặt lên Huawei, thị phần của Xiaomi, Oppo và Vivo được dự đoán sẽ gia tăng. Tuy nhiên trong trường hợp Honor trở thành công ty độc lập, với mức giá và chất lượng sản phẩm đầy cạnh tranh, thị phần của các hãng trên sẽ bị đe dọa nếu Honor vẫn giữ nguyên giá trị thương hiệu và có những chiến lược phát triển hợp lí.
Theo Zing/Gizmochina
Chính phủ Đức đang xây dựng các quy định mới nhằm loại bỏ Huawei khỏi kế hoạch triển khai mạng 5G của nước này.