Quốc hội vừa thông qua Luật Căn cước,ốngmắtlàgìVìsaomốngmắtđượcthuthậplàmdữliệkèo nhà cái 1 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Trong đó, nội dung thập thông tin mống mắtvào cơ sở dữ liệu căn cước được người dân hết sức quan tâm.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới khẳng định khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất, không thay đổi nhiều theo thời gian. Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, Luật Căn cước đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.
Mống mắt mỗi người là duy nhất
Trao đổi với VietNamNet, bác sĩ Nguyễn Đức Vinh Quang, Khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (TP.HCM) cho biết mống mắt là một cấu trúc mỏng, hình tròn nằm trong mắt, có công dụng điều chỉnh đường kính và kích cỡ của đồng tử.
Màu mắt của mỗi người được quyết định chính bởi màu của mống mắt, khác biệt ở các chủng tộc khác nhau, có người màu mắt nâu, nâu sẫm nhưng cũng có người màu mắt là xanh lam…
Ở trong bóng tối, mống mắt sẽ mở to ra để thu nhận ánh sáng còn khi ra trời nắng, mống mắt thu nhỏ lại để tránh chói mắt.
“Mống mắt có cấu trúc sắp xếp ở mỗi người khác nhau, được cá nhân hoá hoàn toàn. Đây là một đặc điểm nhận dạng sinh trắc học tương tự như vân tay ở từng người”, bác sĩ Quang nói.
Còn theo bác sĩ Huỳnh Thị Bích Liễu, Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM), mống mắt bao gồm hai lớp: lớp mạch sợi có sắc tố ở phía trước và lớp tế bào biểu mô chứa sắc tố ở phía dưới. Lớp mạch sợi được nối với cơ thắt đồng tử, cơ này co bóp đồng tử theo chuyển động tròn, và một tổ hợp các cơ giãn đồng tử, kéo rộng mống mắt để đồng tử mở to ra.
Mặt sau được bao phủ bởi một lớp biểu mô chứa nhiều sắc tố dày khoảng hai tế bào, nhưng mặt trước không có biểu mô. Rìa ngoài của mống mắt được gắn với củng mạc.
Qua kính hiển vi, hình dạng của mống mắt sẽ có các sợi, các hốc, các thớ cơ, sắp xếp hoàn toàn khác nhau. Khi phân tích qua máy quét chuyên dụng, mống mắt ở mỗi người sẽ hoàn toàn khác nhau. Các bác sĩ khẳng định gần như rất hiếm xảy ra tình trạng hai người có mống mắt giống nhau, kể cả là anh em sinh đôi.
Khi nào mống mắt bị thay đổi?
Bác sĩ Huỳnh Thị Bích Liễu cho biết mống mắt sẽ định danh được mỗi cá nhân nên việc thu thập mống mắt vào cơ sở dữ liệu căn cước là hoàn toàn khả thi.
Trong y khoa, mống mắt thường không thay đổi theo thời gian trừ các trường hợp như người bệnh gặp chấn thương mắt, xuất huyết nội nhãn, phù viêm do viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, viêm mống mắt dị sắc, Glaucoma có dùng thuốc tra nhỏ kéo dài, u lành và ác của mống mắt…
“Mống mắt là thông tin sinh trắc học được nhận dạng nhanh nhất và đúng nhất, nếu chúng không bị thay đổi”, bác sĩ Liễu nói.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Đức Vinh Quang, những người bị tổn thương cấp tính ở mắt, người lớn tuổi phải thực hiện thủ thuật hay phẫu thuật liên quan đến mống mắt có thể gặp khó khăn khi sử dụng nhận diện bằng cách này.
Anh lấy ví dụ đơn giản, một số dòng điện thoại thế hệ mới hiện nay áp dụng bảo mật bằng cách quét tia qua mống mắt. Nếu người dùng gặp một tổn thương khiến giác mạc bị mờ, tia không quét qua được giác mạc để “scan” mống mắt thì không thể vượt qua bảo mật.
“Thu thập mống mắt hay vân tay đều có ưu - nhược điểm khác nhau. Do đó, một yếu tố đơn lẻ không thể định danh cá nhân một cách chính xác và đầy đủ, mà chúng ta cần tích hợp các yếu tố sinh trắc học với nhau”, bác sĩ Quang nói.
Bác sĩ cũng chia sẻ việc thu thập mống mắt để nhận diện cá nhân không phải điều mới, được nhiều quốc gia áp dụng. Một số thế hệ điện thoại thông minh, hệ thống bảo mật cấp cao cũng dùng cả vân tay và mống mắt…