72 năm đã trôi qua nhưng tinh thần và những bài học kinh nghiệm trong Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị. Với Bình Dương,ữngbướctrênđườngcôngnghiệphókèo bóng đá cúp c1 trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã phát huy truyền thống, vận dụng những bài học kinh nghiệm, tạo sự đoàn kết, thống nhất, huy động sức mạnh tổng hợp để đưa địa phương tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.
Nắm bắt thời cơ phát triển
Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Sông Bé cũ và nay là Bình Dương vẫn còn là một tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Dưới ánh sáng con đường đổi mới do Đảng khởi xướng, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, hòa mình vào luồng gió đổi mới.
Diện mạo đô thị mới tại Thành phố mới Bình Dương.Ảnh: X.THI
Bắt đầu từ những chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là “trải chiếu hoa mời gọi đầu tư”, “trải thảm đỏ thu hút nhân tài”. Với lợi thế về đất đai, lại có vị trí địa lý thuận lợi, giáp TP.Hồ Chí Minh, một đầu tàu kinh tế của cả nước, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp; từ tuyến đường huyết mạch quốc lộ 13, rồi Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần... Song song đó, với quan điểm coi thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của mình, tỉnh đã tiên phong đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính mà mô hình “một cửa, một dấu” được cho là cách làm mới “táo bạo”.
Xuất phát từ yêu cầu trong tình hình phát triển mới, phát huy các bài học kinh nghiệm, tỉnh đã vận dụng đường lối đổi mới của Đảng để tạo điều kiện tối đa cho các thành phần kinh tế trong tiếp cận sử dụng đất đai, đầu tư sản xuất. Qua đó, địa phương đã xây dựng nên các khu và cụm công nghiệp để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, như KCN Bình Đường, Sóng Thần II, Đồng An, Việt Hương, Việt Nam - Singapore, cùng các cụm công nghiệp khác đã đặt nền móng cho sự phát triển công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Việc thành lập các khu, cụm công nghiệp đã giúp cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đưa Sông Bé - Bình Dương trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp “nóng” trên phạm vi cả nước. Với định hướng phát triển đúng đắn, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của tất cả các lĩnh vực và ngành kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đã theo đúng định hướng và phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đi lên đô thị văn minh
Từ khi được chia tách ra từ tỉnh Sông Bé vào năm 1997, qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương hôm nay đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, Bình Dương đã trở thành địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, đứng tốp đầu trong thu hút đầu tư của cả nước. Kế thừa và phát huy thành quả đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương hôm nay tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, huy động được sức mạnh tổng hợp để phát triển. Chính vì vậy, liên tục trong những năm qua kinh tế của tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định; các chỉ tiêu kinh tế cao gấp hàng chục lần so với năm 1997.