Giáo viên đang dạy tác phẩm Chí Phèo như thế nào?_bảng xếp hạng rcd mallorca gặp celta vigo

 - Nhiều giáo viên khẳng định tác phẩm "Chí Phèo" là một kiệt tác của văn học,áoviênđangdạytácphẩmChíPhèonhưthếnàbảng xếp hạng rcd mallorca gặp celta vigo hàm chứa những giá trị nhân văn vĩnh cửu.

Sự tha hoá và khát vọng hoàn lương

Chị Nguyễn Thúy Anh, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) khẳng định:

"Đây là một trong những tác phẩm văn học vượt qua những vấn đề mang tính chất tư tưởng chính trị đơn thuần và hướng đến tầm nhân văn lớn hơn".

Vì vậy, thay vì thói quen nhấn mạnh đến sự tàn bạo của xã hội thực dân nửa phong kiến và cường hào ác bá như cách phê bình văn học phổ biến thời trước đây, chị hướng học sinh nhìn ở một góc khác là môi trường tác động đến nhân cách con người.

{keywords}
Ảnh từ bộ ảnh tái hiện câu chuyện về Chí Phèo -Thị Nở của nhiếp ảnh gia Trang Đàm

"Tôi thường khơi gợi cho học sinh đi sâu vào bi kịch tinh thần của nhân vật khi rơi vào tận cùng của sự tăm tối. Trong bối cảnh đó, điều cần để học sinh thấy là Chí Phèo vẫn khao khát hướng thiện, vẫn cố vùng vẫy để đi lên".

"Cần xác định văn chương như cái giếng không đáy và có nhiều điểm đến khác. Đừng nghĩ văn của Nam Cao để phản ánh xã hội mà ông còn gửi gắm rất nhiều những triết lý sống trong đó. Và những triết lý sống đó mang tính chất của nhân loại, chạm đến mọi giá trị ở mọi thời đại chứ không chỉ dừng lại ở một thời điểm, một giai cấp nào của lịch sử".

Hướng cho học sinh thấy được tài năng của tác giả khi tìm đến những nẻo khuất lấp, sâu thẳm tận cùng trong tâm hồn của mỗi con người là cách mà chị Thúy Anh đang thực hiện.

Còn chị Phan Thị Cúc, Trung tâm Giáo dục phổ thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, thì cho biết đã nhiều năm dạy văn lớp 11 nên cảm nhận học sinh rất hào hứng với tác phẩm này.

“Học sinh của tôi thấy được vẻ đẹp tình người của Thị Nở dành cho Chí Phèo. Vì vậy, các em đã học được ở nhân vật này rất nhiều, đó là phẩm chất “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”” - chị Cúc cho hay. Theo chị Cúc, khi dạy, chị sẽ nói cho học sinh biết hoàn cảnh ra đời, bối cảnh xã hội tác động như thế nào tới tác phẩm, đồng thời làm nổi bật được giá trị nhân đạo, trong đó nổi bật nhất là tình người trong tác phẩm.

Với anh Huỳnh Văn Thế, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Măng Thít (Vĩnh Long), không ai hướng học sinh ca ngợi "con người tha hóa" trong Chí Phèo.

Khi phân tích mặt tha hóa - quỷ dữ, học sinh phải nhìn thấy sự tác động của hoàn cảnh xã hội từ những người như bà Ba, bá Kiến, từ nhà tù thực dân… Chí Phèo không phải cá biệt mà điển hình, đại diện tiêu biểu cho kiểu nông dân tha hóa, con người tha hóa. Nhưng sự tha hóa này không thể đổ lỗi hết cho hoàn cảnh mà ở ngay chính bản thân Chí Phèo nữa. Vì vậy, học sinh có thể liên tưởng đến nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao để thấy có người còn giữ nhân tâm, có người đánh mất hay tha hóa như Chí Phèo".

Theo anh Thế, khi tiếp cận tác phẩm Chí Phèo, giáo viên phải giúp học sinh thấy sự đấu tranh vươn lên, khát vọng vươn lên, khát vọng hoàn lương của Chí.

{keywords}
Ảnh từ bộ ảnh tái hiện câu chuyện về Chí Phèo -Thị Nở của nhiếp ảnh gia Trang Đàm

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

Anh Trịnh Văn Quỳnh, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định), cho rằng có nhiều cách tiếp cận để giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản với những mục đích khác nhau.

Ví dụ như với tác phẩm Chí Phèo, điều quan trọng hơn cả là giáo viên phải tập trung cho học sinh thấy được quá trình thức tỉnh của Chí Phèo, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người ngay trên ngưỡng cửa lương thiện và niềm tin của nhà văn vào bản chất con người.

Lắng nghe tiếng trẻ, đón nhận phản hồi

Anh Đỗ Đức Anh, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) cho biết, để dạy tác phẩm Chí Phèo, nhiều giáo viên thường cho học sinh tới trại trẻ mồ côi để các em hiểu hơn hoàn cảnh của nhân vật này.

"Nhưng điều này có lẽ không cần thiết. Quan trọng nhất khi dạy tác phẩm này là làm sao để học sinh thấy được khát khao hoàn lương của Chí Phèo", anh nói.

"Tôi thường giảng dạy theo phương pháp truyền thống, đó là để học sinh tự đọc tác phẩm và nói lên ý kiến của mình. Tôi không đặt nặng tự do học thuật, văn chương mà sẽ xoáy vào khát vọng hoàn lương của Chí Phèo và hướng đến những đẹp nhất trong cuộc sống. Tôi cũng không hướng nặng các em đến giá trị nhân đạo, xã hội phong kiến, nông dân bị bần cùng hóa nhưng các em cũng phải hiểu được những điều này. Điều cuối cùng tôi muốn hướng đến cho học sinh của mình là cách làm người tử tế. Đó là như thế nào là làm người tử tế, tử tế trong công việc, trong đời sống, trong mỗi quan hệ”.

Ở Trường THPT Chuyên Ngữ (ĐHQG Hà Nội) nhiều năm nay, một số tác phẩm đang được dạy học theo cách "sân khấu hoá". Học sinh sẽ tìm hiểu, thảo luận, sau đó trình diễn trên sân khấu. Tác phẩm Chí Phèo cũng được tái hiện theo cách làm này, mang lại những trải nghiệm đa dạng và dư âm của sự kiện "sân khấu hoá" sẽ giúp các em hiểu rõ, thấm kỹ tác phẩm. Một số giáo viên ở các trường khác nhìn nhận điều này sẽ giúp học sinh hứng thú, nhưng sẽ khó áp dụng phổ biến khi việc học bây giờ có mục đích "học để thi".

{keywords}
Ảnh từ bộ ảnh tái hiện câu chuyện về Chí Phèo -Thị Nở của nhiếp ảnh gia Trang Đàm

Trước "ý kiến lạ" của tác giả Nguyễn Sóng Hiền trong bài viết Nên đưa tác phẩm “ Chí Phèo “ ra khỏi chương trình Ngữ văn 11?, thầy giáo Đức Anh nhìn nhận:

"Cá nhân tôi đề cao những phản biện vì mỗi sự phản biện là lúc chúng ta nhìn lại cách giảng dạy văn học phổ thông, những tác phẩm văn học đã thực sự hợp với đời sống chưa. Như vậy, học sinh sẽ không bị ép buộc trong những cảm nhận, gò bó trong cách đọc hiểu tác phẩm. Những góp ý, phản biện sẽ cho chúng ta thấy cần hơn những cảm xúc của người đọc thay vì chỉ nghe thầy cô giảng giải".

Anh cho rằng, đề xuất này cho thấy học sinh Việt Nam đang bị thiếu tư duy sáng tạo của bản thân. Hiện nay, việc giảng dạy môn văn vẫn nặng về tính truyền thống. Đó là kiểu văn mẫu, cảm nhận của giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu, còn học sinh làm lại ý kiến này của giáo viên trong bài làm văn hay trong các kì thi.

"Nên để học sinh nói nhiều hơn những quan điểm của mình. Đâu đó hiện nay, có những học sinh đã đặt câu hỏi tại sao mình phải học Chí Phèohay Vợ chồng A Phủ, có nghĩa là các em không tìm được ý riêng mà phải nói những điều giáo viên muốn...Đó là chưa kể học sinh bị bắt phải học quá dài như Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (150 câu thơ) , hay tác phẩm Việt Bắc (98 câu thơ). Nên chăng bớt lại để học sâu hơn, tránh học dàn trải và có cảm giác bội thực" - thầy giáo dạy văn ở TP.HCM đề xuất.


Tôi không phủ nhận giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Tôi rất bất ngờ khi bài viết được đón nhận nhiều ý kiến phản hồi như vậy từ độc giả. Tôi hoàn toàn không có chủ ý phủ nhận các giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nhưng xét ở góc độ giáo dục thì nó tác động tiêu cực tới tâm lý của các em học sinh lớp 11, giai đoạn mà sự phát triển về tâm sinh lý khá phức tạp. Ở độ tuổi này các em rất dễ nổi loạn, thích thể hiện mình, muốn khẳng định "cái tôi". Vì vậy những cái xấu dễ bị tiêm nhiễm và tiêm nhiễm nhanh hơn những cái tốt. Vậy tác phẩm “ Chí Phèo” tác động tiêu cực như thế nào đến các em?

Tôi chỉ đưa ra một góc nhìn mới ở khía cạnh giáo dục để mong rằng các nhà biên soạn và thiết kế sách giáo khoa có một cái nhìn toàn diện hơn với bất kỳ tác phẩm nào khi đưa vào giảng dạy cho các em. Liệu nó có tính giáo dục cao không và liệu nó có tác động về mặt tâm sinh lý các em không? Không chỉ đơn thuần đánh giá tác phẩm đó về mặt nghệ thuật. Ở mỗi độ tuổi các em phát triển tâm sinh lý khác nhau vì vậy chúng ta không nên và đừng bao giờ dùng cách nghĩ và tư duy của người lớn để áp đặt cho con trẻ.

Tôi hy vọng rằng các nhà quản lý và các nhà biên soạn và thiết kế chương trình cần có một cái nhìn thấu đáo và toàn diện hơn đối với mỗi nội dung hay tác phẩm khi đưa vào giảng dạy ở mỗi cấp độ học. Những tác phẩm nào hay nội dung nào không còn phù hợp hay có những tác động tiêu cực chúng ta nên cân nhắc để cắt bỏ hoặc chuyển nó ở cấp học cao hơn"

Nghiên cứu sinhNguyễn Sóng Hiền

Tuệ Minh - Thanh Hùng

"Chí Phèo" sẽ xuất hiện trong chương trình Ngữ văn mới ra sao?

"Chí Phèo" sẽ xuất hiện trong chương trình Ngữ văn mới ra sao?

Trước đề xuất đưa tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi chương trình Ngữ văn, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới.

Cúp C2
上一篇:TikTok ‘bẻ cong’ quy định vì người dùng VIP?
下一篇:Nhà thờ giáo xứ Song Vĩnh mùa Giáng sinh đẹp như 'cung điện châu Âu ở Vũng Tàu'