Theo BBC, tín hiệu địa chấn vào tháng 9/2023 đã được các cảm biến trên khắp thế giới ghi lại, buộc các nhà khoa học phải tìm hiểu xem nó bắt đầu từ đâu.
Sau khi điều tra, các nhà nghiên cứu phát hiện một sườn núi đá cao 1.200m bị sụp cùng với băng hà vào tháng 9 năm ngoái xuống vịnh hẹp đã gây ra một con sóng cao 200m. Con sóng sau đó bị mắc kẹt trong vịnh hẹp, di chuyển qua lại trong 9 ngày và tạo ra các rung động xuyên qua lớp vỏ Trái đất.
Các nhà khoa học nhận xét, những vụ lở đất đá như vậy xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu, khi các sông băng ở Greenland tan chảy.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế và hải quân Đan Mạch đã điều tra vụ việc và kết quả đã được công bố trên tạp chí Science.
Tiến sĩ Stephen Hicks từ University College London (UCL), một trong những nhà khoa học tham gia, kể lại: "Khi các đồng nghiệp của tôi lần đầu phát hiện ra tín hiệu này vào năm ngoái, nó không giống động đất chút nào. Chúng tôi gọi nó là ‘vật thể địa chấn không xác định... Nó liên tục xuất hiện, cứ 90 giây/lần trong suốt 9 ngày. Cùng lúc đó, các đồng nghiệp từ Đan Mạch - những người thực hiện nhiều công việc thực địa ở Greenland, đã nhận được báo cáo về một trận sóng thần xảy ra ở một vịnh hẹp xa xôi. Vì vậy, chúng tôi đã hợp tác".
Các nhà nghiên cứu cuối cùng đã tính toán được rằng 25 triệu mét khối đá - một khối lượng tương đương với 25 tòa nhà Empire State - đã đập xuống nước, gây ra một "siêu sóng thần" cao 200m.
Sóng thần, thường do động đất ngầm gây ra, sẽ tan biến trong vòng vài giờ ở ngoài khơi. Tuy nhiên, con sóng này đã bị mắc kẹt và đập qua đập lại trong 9 ngày, tạo ra những chấn động xuyên qua vỏ Trái đất.
Nghiên cứu ước tính rằng con sóng này lan rộng 10km qua vịnh hẹp và cao 110m trên không trung nhưng đã giảm xuống còn 7m chỉ trong vài phút.
Nhật Bản phát cảnh báo sóng thần sau động đất 6,6 độ richterCảnh báo sóng thần đã được ban hành đối với chuỗi đảo Izu của Nhật Bản, sau trận động đất ở Thái Bình Dương vào sáng nay (5/10).