Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo.
Tại cuộc họp đánh giá tồn tại,áthuykếtquảđạtđượccủaĐềánvàoChuyểnđổisốQuốkeobongda hạn chế của các bộ, ngành, địa phương trong triển khai, thực hiện Đề án Phát triển Ứng dụng Dữ liệu về Dân cư, Định danh và Xác thực Điện tử phục vụ Chuyển đổi số Quốc gia Giai đoạn 2022-2025, Tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Cần có cách tiếp cận đồng bộ, bài bản trong triển khai thực hiện, đồng thời, phát huy những kết quả đã đạt được của Đề án 06 vào công cuộc Chuyển đổi số qQuốc gia trên quan điểm 'chính sách pháp luật phải đi trước một bước'.”
Cuộc họp diễn ra vào chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ.
Giải pháp quyết liệt, gắn với lộ trình thực hiện cụ thể
Nhấn mạnh việc đạt được các mục tiêu đề ra của Đề án 06 là tiền đề quan trọng để tiến tới vận hành Chính phủ số, Xã hội số, thực hiện thành công chuyển đổi số ở Việt Nam, Phó Thủ tướng nêu rõ sau những bước đi đầu tiên, việc mở rộng đề án xuống các địa phương, đến từng người dân đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự chỉ đạo ở cấp cao nhất với các giải pháp quyết liệt, trách nhiệm, gắn với lộ trình thực hiện cụ thể.
Cuộc họp tập trung những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần giải quyết. Vướng mắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội như luật, pháp lệnh hay nghị quyết, sẽ được xem xét giải quyết ở giai đoạn phù hợp.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần có cách tiếp cận đồng bộ, bài bản trong triển khai thực hiện, đồng thời, phát huy những kết quả đã đạt được của Đề án 06 vào chuyển đổi số quốc gia trên quan điểm “chính sách pháp luật phải đi trước một bước.”
Cụ thể, Bộ Tư pháp phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông trong xây dựng luật giao dịch điện tử bao gồm giao dịch giữa chính quyền với công dân, công dân với các chủ thể khác, chính quyền với các chủ thể khác.
Theo mức độ sẵn sàng về hạ tầng kết nối, quy định pháp lý, nhân lực… đáp ứng chuyển đổi số, các bộ, ngành, địa phương tập trung chuyển đổi quy trình, phương thức thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công từ trực tiếp sang môi trường điện tử với những thủ tục mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu lớn; tiến tới cung cấp các ứng dụng (apps) thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp tương tác trực tuyến hiệu quả với chính quyền.
“Đề án 06 phải xác định rõ những điều kiện để kết nối, thực hiện được ngay các dịch vụ trọng tâm, trọng điểm, làm đâu chắc đấy. Quan trọng nhất là sự sẵn sàng của các bộ, ngành,” Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, nghiên cứu, đề xuất chính sách đầu tư cho chuyển đổi số vào hạ tầng đường truyền, thiết bị, phần mềm và con người; xem xét phương án đấu thầu, lựa chọn nhà thầu dịch vụ công nghệ thông tin với đặc thù là tài sản, tài nguyên tri thức, mang tính sáng tạo. Bộ Tài chính đề xuất cơ chế mới về thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
“Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ xem xét, đề xuất cơ chế lồng ghép nhiệm vụ Đề án 06 theo hướng mở rộng, gắn với hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Quốc gia. Sứ mệnh của Đề án 06 là dẫn dắt, thí điểm, đột phá trong chuyển đổi số,” Phó Thủ tướng gợi mở.
4 nhóm vấn đề tồn tại
Theo báo cáo tại cuộc họp, 4 nhóm vấn đề còn tồn tại trong thực hiện Đề án 06 tại các bộ, ngành, địa phương bao gồm pháp lý, hạ tầng công nghệ, dịch vụ công, nguồn lực triển khai đề án.
Cụ thể, về pháp lý, nhiều bộ, ngành chưa hoàn thành việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư. Việc rà soát sửa đổi các văn bản dưới nghị định còn chậm, chưa công bố để các địa phương thực hiện. Các địa phương chưa chủ động tái cấu trúc theo thẩm quyền thủ tục hành chính. Việc rà soát đề xuất chủ trương miễn, giảm phí, lệ phí dịch vụ công trực tuyến chưa hiệu quả…
Về hạ tầng công nghệ thông tin, cấp bộ chậm thực hiện theo các hướng dẫn về chuyển đổi số, về an ninh an toàn thông tin. Hệ thống thông tin chưa được liên kết đồng bộ, tổng thể, nhiều đơn vị còn có hệ thống phân tán; mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin không đồng đều. An ninh an toàn thông tin chưa được quan tâm đúng mức, chưa ban hành quy trình, quy chế để quản lý khai thác và bảo mật thông tin…
Cùng với những tồn tại tương tự, các địa phương còn chưa đánh giá tổng thể hạ tầng để có kiến trúc tổng thể chuyển đổi số, triển khai hệ thống của các sở, ngành rời rạc, không tập trung được hạ tầng cũng như dữ liệu, dẫn đến việc thực hiện chuyển đổi số không hiệu quả trong các sở, ngành, lĩnh vực; chưa quyết liệt trong việc rà soát, bổ sung, đầu tư các thiết bị đầu cuối cần thiết…
Về dịch vụ công của địa phương, việc khai thác thông tin tự động điền eForm chưa tạo được hiệu ứng tích cực để chuyển đổi trạng thái; chưa trang bị đầy đủ công cụ, phương tiện để người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến thuận tiện tại các bộ phận 1 cửa.
Trong khi đó, các địa phương thiếu chủ động tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho lực lượng quản trị, vận hành các hệ thống và phổ cập kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản cho cán bộ để có thể sử dụng thành thạo phần mềm./.
Theo TTXVN