Khó khăn khi tự bảo vệ bản quyền
Theửlýhìnhsựđiểnhìnhmộtsốvụviệcviphạmbảnquyềnnghiêmtrọkeo cac tran dau toi nayo ông Lê Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng xã hội, tạo hàng trăm trang Facebook chạy quảng cáo liên tục, thu hút hàng ngàn lượt tương tác mỗi ngày. “Hàng trăm website, kênh YouTube, ứng dụng trên điện thoại thông minh cũng ngày đêm chia sẻ “miễn phí” những cuốn sách điện tử, sách nói và các nội dung vi phạm bản quyền khác của nhiều đơn vị xuất bản Việt Nam”. Thậm chí, các sản phẩm này còn được tổng hợp lại dưới dạng USB và kinh doanh công khai thông qua sàn thương mại điện tử, fanpage và các website.
“Các cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay hơn những trường hợp vi phạm bản quyền trên không gian mạng và cả dưới đất. Tất cả những hành vi vi phạm bản quyền đấy đều là ăn cắp trắng trợn, vi phạm pháp luật và trốn thuế cần lên án...", ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc Công ty First News - Trí Việt bày tỏ.
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ TT&TT. (Ảnh: Tình Lê/Vietnamnet) |
Bên cạnh đó, ông Phước cho rằng việc dùng pháp luật để xử lý vi phạm bản quyền gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian và tiền bạc theo đuổi vụ kiện. Các đơn vị xuất bản ngày càng dè dặt khi đầu tư công sức và thời gian mua bản quyền xuất bản tác phẩm mới vì e sợ những tựa sách hay sau khi phát hành ra thị trường không lâu sẽ trở thành “miếng mồi” ngon cho đối tượng sản xuất, tiêu thụ sách giả.
“Không ít đối tác nước ngoài tỏ ra e ngại khi biết đến vấn nạn vi phạm bản quyền sách số trầm trọng tại nước ta, cũng không mặn mà bán bản quyền khi được đề nghị. Vì vậy, chúng tôi mong rằng các cơ quan chức năng sớm có biện pháp xử lý nạn vi phạm bản quyền sách số để giúp cho môi trường xuất bản Việt được trong sạch, các đơn vị xuất bản thêm tự tin khi chuyển đổi số”, bà Nguyễn Lệ Chi - Tổng giám đốc công ty CP Văn hóa CHI (Chibooks) nhận định.
Vi phạm bản quyền trên môi trường số ngày càng phức tạp
Trao đổi với Vietnamnet về vấn nạn vi phạm bản quyền sách trên môi trường số, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ TT&TT cho rằng nhìn từ thể chế, chính sách, từ sau khi nước ta gia nhập WTO và tham gia Công ước Berne, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện với quy định cụ thể về quyền tác giả và quyền liên quan, Luật Xuất bản và quy định xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực xuất bản.
“Chúng ta cũng thấy có sự góp mặt của nhiều cơ quan, từ cơ quan quản lý hoạt động xuất bản, In, phát hành Trung ương đến địa phương, các cơ quan quản lý thị trường, các tổ chức chuyên trách như Đoàn liên ngành phòng chống In lậu, Ban chỉ đạo Quốc gia chống gian lận thương mại, hàng lậu, hành giả (Ban chỉ đạo 389), Đội kiểm tra liên ngành 814… Chưa kể sự tham gia của các cơ quan chuyên môn của Bộ Công an và các Sở Công an”, ông Nguyên nói.
Nhiều vụ việc in lậu, xâm phạm bản quyền với số lượng lớn đã được phát hiện và xử lý như vụ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Nhà xuất bản Giáo dục bắt quả tang các bị can tham gia in ấn, gia công, tiêu thụ sách giả tại xưởng in sách số 297 đường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) và các xưởng gia công sách giả khác trên địa bàn Thủ đô. Lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 3,2 triệu cuốn sách giáo khoa giả, 3 hệ thống dây chuyền máy in offset, nhiều máy gia công sách giả, hơn 1,5 triệu tem giả của Nhà xuất bản Giáo dục và nhà xuất bản khác cùng khoảng 20 tỉ đồng từ nguồn thu bất hợp pháp, truy tố 12 bị can.
Tuy vậy, vấn nạn xâm phạm bản quyền vẫn chậm được khắc phục, nhất là thời gian gần đây, tình trạng có dấu hiệu nghiêm trọng, phức tạp hơn. “Một trong những nguyên nhân là sự phát triển của công nghệ số và thương mại điện tử. Lợi dụng các nền tảng mạng xã hội, một số tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm như: sử dụng trang website có tên miền nước ngoài, các app để phát tán nội dung số hoá vi phạm bản quyền của các tác giả”, ông Nguyên chia sẻ. Thời gian tới, Cục Xuất bản, In và Phát hành sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý thông tin điện tử, an ninh mạng, công an… để triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn các mạng xã hội, trang web phát hành sách lậu, sách giả, vi phạm bản quyền.
Theo Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, cần thực hiện 3 nội dung: Hướng dẫn phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ bản quyền của các đơn vị xuất bản, tác giả và toàn xã hội; Triển khai cả về mặt pháp lý và kỹ thuật với các nền tảng xâm phạm bản quyền, hướng tới hình thành một thị trường phát triển lành mạnh; Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Công Thương, đặc biệt là Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường, các Sở TT&TT cũng như phát huy hiệu quả của Đoàn liên ngành phòng chống In lậu để phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm.
“Các giải pháp trên cần tiến hành đồng bộ nhưng quan trọng nhất, căn cơ nhất theo tôi vẫn là nâng cao nhận thức của xã hội về tác hại của nạn xâm phạm bản quyền, phải coi đây là vấn nạn ảnh hưởng không chỉ đến ngành xuất bản mà còn tác động đến khả năng sáng tạo, sức mạnh phát triển của đất nước. Cần cải thiện hình ảnh môi trường kinh doanh của ngành xuất bản Việt Nam trong mắt cộng đồng xuất bản quốc tế”, ông Nguyễn Nguyên nhấn mạnh.
Đã đến lúc “chiếc kiềng ba chân” là ban ngành, cơ quan các cấp, tập thể các đơn vị xuất bản, nhà phân phối và bạn đọc cả nước cần chung sức trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền trên môi trường số để “cứu” lấy ngành xuất bản và xóa bỏ vấn nạn vi phạm tràn lan.
Ka Mi
Vi phạm bản quyền sách trên môi trường số vốn là vấn nạn tồn tại từ lâu. Nhưng đến nay, tình trạng này vẫn khó giải quyết dứt điểm, các hình thức xâm phạm ngày càng biến tướng tinh vi hơn.