Ông Thái Văn Kiệm (phải),áttriểntổchứcĐảngtrongdoanhnghiệpngoàikhuvựcnhànướcTínhiệutốttừmộtcáchlàbdkq việt nam Chủ tịch UBND xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng trao đổi với PV xung quanh việc phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước trên địa bàn. Ảnh: THÀNH SƠN Giải pháp phù hợp Trong những năm qua, huyện Dầu Tiếng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Đặc biệt, đây là địa phương đầu tiên của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, việc xây dựng, phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các DN ngoài khu vực Nhà nước được các cấp ủy Đảng, MTTQ và các đoàn thể quan tâm thực hiện nghiêm túc từ huyện đến cơ sở. Để thực hiện có hiệu quả Chương trình số 16- CTr/TU ngày 6-9-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Xây dựng, phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các DN ngoài khu vực Nhà nước, giai đoạn 2016-2020”, thời gian qua Đảng ủy các xã, thị trấn trong huyện đã triển khai chương trình của Tỉnh ủy và các văn bản của Ban Thường vụ Huyện ủy đến các chi bộ trực thuộc, đồng thời tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt trong các cuộc họp như họp Ban Chấp hành Đảng bộ, họp UBND xã, giao ban các tổ chức đoàn thể - chính trị… Đặc biệt, thời gian gần đây, huyện có chủ trương mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng ngay tại các xã có đông công nhân lao động, thay vì tổ chức ở huyện như trước đây. Chủ trương này mặc dù mới được triển khai nhưng đã nhận được những tín hiệu tích cực. Chị Bùi Thị Mai Hiên, Công ty Cổ phần Đầu tư Hùng Anh cho biết, việc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Dầu Tiếng tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng ngay ở xã đã tạo thuận lợi cho công nhân, người lao động tham gia học tập. “Trước đây anh em công nhân cứ nghĩ Đảng hay đoàn thể là những tổ chức gì đó xa vời, cao siêu, rất khó để vào được. Tuy nhiên khi tham gia các lớp học chúng tôi nhận thấy hóa ra Đảng và các tổ chức đoàn thể thật gần gũi và nếu mình nỗ lực phấn đấu, rèn luyện đều có thể trở thành đảng viên, đoàn viên như nhiều người…” - chị Hiên tâm sự. Trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng ở các xã, ông Nguyễn Đình Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Dầu Tiếng cho biết, việc tổ chức các lớp học ngay gần nơi làm việc của công nhân, người lao động mang lại nhiều thuận lợi mà trước hết là khắc phục được tình trạng ngại đi học của học viên. Thực tế lao động làm việc trong các DN đòi hỏi nhiều thời gian nên việc sắp xếp công việc để tham gia các lớp học không đơn giản. “Tôi thấy nhiều học viên khi tham gia các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng học rất nghiêm túc và quan trọng hơn là nhu cầu được đứng chân vào hàng ngũ của Đảng là có thật. Nhiều học viên nói với tôi rằng, lâu nay cứ nghĩ vào Đảng chắc là rất khó nhưng qua lớp học họ đã hiểu thêm nhiều và quyết tâm học tập, cố gắng hơn nữa để được tổ chức xem xét giới thiệu kết nạp Đảng…” - ông Xuân nói. Đổi mới công tác vận động, tạo nguồn Để tạo thuận lợi cho công tác phát triển tổ chức Đảng, đảng viên trong DN ngoài khu vực Nhà nước, thời gian qua, bên cạnh việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, huyện Dầu Tiếng còn đẩy mạnh công tác tạo nguồn, chủ yếu tập trung vào lực lượng công nhân là đoàn viên thanh niên và đoàn viên công đoàn thông qua việc tiếp xúc với DN. Tại các buổi tiếp xúc với DN, ngành chức năng của huyện một mặt nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị, ghi nhận những khó khăn, vướng mắc cũng như những đề xuất hỗ trợ từ chính quyền các cấp đối với hoạt động của DN. Thông qua đó, gặp gỡ nhằm tạo mối quan hệ giữa chính quyền và DN, qua đó để DN thấy được sự quan tâm, đồng hành của chính quyền đối với hoạt động của DN trên địa bàn. Mặt khác, tiếp xúc với DN cũng là dịp để tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thành lập tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong DN. Ông Nguyễn Minh Châu, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Dầu Tiếng, cho rằng việc tiếp xúc với DN vừa phải làm sao để chủ DN biết được sự quan tâm, sẻ chia, đồng hành của chính quyền, vừa phải làm cho DN hiểu được lợi ích mang lại cho DN từ việc thành lập các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội. “Qua tiếp xúc, đa số các DN đều đánh giá cao hoạt động của tổ chức công đoàn, thanh niên, hội phụ nữ… trong đơn vị mình. Qua các tổ chức này sẽ lựa chọn được những quần chúng ưu tú. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển tổ chức Đảng trong DN”, ông Châu chia sẻ thêm. Nhờ có sự đổi mới trong công tác tuyên truyền, vận động cũng như công tác tạo nguồn nên thời gian qua, Dầu Tiếng đã thành lập được một số tổ chức Đảng trong các DN ngoài khu vực Nhà nước. Đó là Công ty TNHH Hưng Thịnh Gia ở xã An Lập và Công ty TNHH Mai Thảo ở xã Minh Thạnh, Công ty TNHH Hồng Trâm Phát ở xã Định Hiệp… Theo Huyện ủy Dầu Tiếng, từ nay đến năm 2020, huyện phấn đấu phát triển ít nhất 5 tổ chức Đảng, kết nạp mới 20 đảng viên trong các DN ngoài khu vực Nhà nước. Bên cạnh việc phát triển tổ chức Đảng và đảng viên, huyện Dầu Tiếng có kế hoạch tăng tỷ lệ tổ chức công đoàn lên 90% trên tổng số DN có đủ điều kiện thành lập; Đoàn Thanh niên phát triển 2 chi đoàn; Hội Phụ nữ phát triển 1 chi hội; triển khai việc thành lập tổ chức Hội Cựu chiến binh, tạo tiền đề cho phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đảng viên trong DN ngoài khu vực Nhà nước cho những năm tiếp theo. Mặc dù việc thành lập các tổ chức Đảng trong DN ngoài Nhà nước ở huyện Dầu Tiếng hiện còn khiêm tốn và còn gặp không ít khó khăn, hạn chế. Tuy nhiên với chủ trương đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, vận động, tạo nguồn; đổi mới việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức Đảng… như trong thời gian vừa qua, tin tưởng rằng việc phát triển tổ chức Đảng, đảng viên trong DN ngoài khu vực Nhà nước ở huyện sẽ có nhiều kết quả tích cực hơn nữa, góp phần tạo sự chuyển biến thực sự, tăng nhanh về số lượng và nâng cao chất lượng các tổ chức Đảng trong các DN ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh. TRÍ DŨNG |