Năm nay 51 tuổi,ầygiáotuổicònđihọcliêntiếpcóbàitrêntạpchísố liệu thống kê về central coast mariners gặp newcastle jets nhưng thầy Cát vẫn sục sôi niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Liên hệ tới thầy vào ngày cuối tuần, thầy Cát vẫn đang có mặt ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và say sưa hoàn thiện luận án tiến sĩ với đề tài” Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát các tính chất của vật liệu nano lai giữa hạt nano kim loại và cacbon nhằm ứng dụng trong cảm biến môi trường”. Thầy kể, ngoài các giờ dạy trên lớp, cứ rảnh là lại bắt xe khách lên Hà Nội để thực nghiệm bổ sung cho các nghiên cứu của mình. Đến nay, thầy giáo trường huyện này đã có 6 bài báo được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế, trong đó 2 bài công bố ở hội nghị quốc gia, 2 bài công bố ở hội nghị quốc tế và 2 bài ISI đăng trên tạp chí quốc tế Materials Today Communnications. “Đối với quốc tế, họ yêu cầu khắt khe hơn khi nghiên cứu của mình vừa có tính học thuật, vừa có tính thực tế”, thầy Cát chia sẻ. "Không thể dừng lại và dạy như cách cũ" “Bộ môn vật lý liên quan rất nhiều tới các hiện tượng tự nhiên, với rất nhiều định luật liên quan đến khoa học cơ bản. Khi giảng dạy cho học sinh những kiến thức đó, nó thôi thúc bản thân tôi suy nghĩ, trăn trở cần nghiên cứu tìm tòi đến tận nguồn gốc để giúp các em học sinh có thể hiểu rõ hơn, và luôn đặt câu hỏi những kiến thức đó còn có thể mở rộng ứng dụng ở những lĩnh vực nào trong cuộc sống hiện đại. Việc mong mỏi làm mới kiến thức, mang lại những luồng gió mới cho bài giảng của mình để thu hút được học sinh cũng cho tôi cảm hứng cần phải tiếp tục nghiên cứu", thầy Cát chia sẻ. Trong cuộc đời giảng dạy, thầy Cát đã có khoảng 20 sáng kiến kinh nghiệm các cấp, trong đó có 4 sáng kiến cấp tỉnh. Theo thầy, tuy nghĩa vụ là giảng dạy kiến thức phổ thông cơ bản cho các học sinh, song với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật như hiện nay thì việc giáo viên phổ thông tham gia nghiên cứu khoa học là việc nên làm. Ngoài ra, ngày nay các học sinh bị nhiều yếu tố khác lôi cuốn, đòi hỏi bản thân người giáo viên không thể “dừng lại và dạy như cách cũ”. Thay vào đó, giáo viên cần phải nâng tầm chính mình thì mới có thể hòa nhịp được với học sinh. “Có hòa nhịp được với các em thì mới có thể dạy được. Còn nếu không, có khi lại mang đến tác dụng ngược. Giáo viên không đổi mới, trăn trở và không có những kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học mới thì học sinh sẽ dễ chán nản”. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, thầy Vũ Văn Cát đã tìm đến môi trường nghiên cứu lớn hơn là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Đánh đổi nhiều cho niềm đam mê khoa học Thầy giáo chia sẻ tuy vậy, để theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cũng phải chấp nhận đánh đổi nhiều thời gian của bản thân cho gia đình và cả vật chất, thậm chí hạnh phúc riêng tư. Những ngày nghỉ, ngoài việc hoàn thành công việc của một giáo viên, thầy Cát phải lao vào đọc thêm tài liệu, đi làm thực nghiệm. Và đều đặn, những ngày nghỉ, thầy Cát đều lên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để thực hiện các bước nghiên cứu. Thậm chí, thầy cũng quen với cảnh nhiều tuần liền, mỗi một mình trong những tòa nhà 5-7 tầng cặm cụi làm thực nghiệm mỗi cuối tuần. “Thời gian nào cần xử lý gấp rút, mình phải thuê nhà trọ ở lại Hà Nội để thuận tiện và tiết kiệm thời gian”. Nỗ lực không mệt mỏi cùng niềm đam mê nghiên cứu của mình, kết quả sau hơn 3 năm học tập, nghiên cứu, thầy Cát đã có 2 bài báo khoa học được đăng trên những tạp chí uy tín thế giới. Là giáo viên trường huyện, 2 con còn đi học, thầy Cát cho hay: “nếu nói ra và tính toán về kinh phí thì sẽ nhiều người không dám chọn con đường này đâu. Nếu tính toán kinh phí kỹ ra thì áp lực nó sẽ lại càng đè nặng hơn. Bởi đơn giản nhất, mỗi tháng mình đã mất vài triệu tiền xe khách. Mình áp lực một thì vợ lại căng thẳng, áp lực hơn. Nhưng chắc hiểu được nguyện vọng, sở thích nên nhà tôi cũng rất ủng hộ. Làm khoa học cũng như sáng tác nghệ thuật, nó phải có cảm hứng và sự thăng hoa, nếu như tính toán, cân đong nhiều quá thì khó có thể có được kết quả trong nghiên cứu”, thầy Cát chia sẻ. Đó là bài báo "Tổng hợp vật liệu tổ hợp rGO-Ag bằng phương pháp thủy nhiệt dùng trong cảm biến phát hiện xanh methylene và thuốc trừ sâu tricyclazole" năm 2019 và "Sự thực hóa các tấm graphene oxit trong cảm biến khối lượng phát hiện các khí độc hại NO2, SO2, CO và NH3" năm 2020. Những ngày này, thầy Vũ Văn Cát vẫn đang say sưa hoàn tất luận án tiến sỹ. Thầy giáo 51 tuổi hi vọng sẽ bảo vệ thành công đề tài của mình tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Thanh Hùng Hội đồng Giáo sư nhà nước yêu cầu các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành phải kiểm tra chất lượng các bài báo quốc tế của ứng viên khi xét công nhận phó giáo sư, giáo sư năm 2020.Thầy Vũ Văn Cát, giáo viên dạy môn Vật Lý của Trường THPT Kinh Môn 2 (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), đã có 2 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí uy tín thế giới chỉ trong 2 năm liền. Thầy Vũ Văn Cát tại phòng nghiên cứu ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Sẽ kiểm tra chất lượng bài báo quốc tế khi xét giáo sư, phó giáo sư 2020