- Đó là thực trạng mà ông Trần Nam Tú,ềucôngtrìnhkhoahọccủahọcsinhsinhviênsaukhiđượcvinhdanhthìdừnglạkết quả ucl Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ GD-ĐT) chia sẻ tại buổi gặp mặt các tác giả đoạt giải của chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2018.
Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” được TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ GD-ĐT, Tập đoàn Thiên Long triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 nhằm khuyến khích đoàn viên, thanh niên, trí thức trẻ dưới 35 tuổi đóng góp cho sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo qua các công trình, sáng kiến (thuộc 3 nội dung: Đổi mới phương pháp dạy học sáng tạo và hiệu quả; Sáng chế ra các công cụ phục vụ giảng dạy và học tập; Công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục).
Qua 5 tháng triển khai, ban tổ chức đã tiếp nhận 401 công trình, sáng kiến của 400 tác giả, nhóm tác giả trong nước và 1 nhóm tác giả là du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.
Trong đó, có 332 tác giả là giáo viên, giảng viên; 56 tác giả là học sinh, sinh viên; 6 tác giả là công chức, viên chức; 7 nhóm tác giả là starup về công nghệ, giáo dục.
Ban tổ chức đã chấm, lựa chọn và giới thiệu 14 công trình, sáng kiến lọt vào vòng chung khảo.
Gồm các dự án: Toán tương tác - Flash for Math; Ứng dụng thực tại ảo 4D trong dạy học vật lí và hóa học; SHub – Hệ thống hỗ trợ môi trường giáo dục thông minh; Đèn học thông minh The Smart Light công nghệ 4.0 (IoT); Dụng cụ học tập sử dụng các môn ở khối Tiểu học; Hệ thống xác thực trình độ học vấn bằng công nghệ Blockchain; Thiết kế thiết bị PSE giúp cho trẻ mắc hội chứng down học đọc thông qua các các chủ đề của kĩ năng sống; Bàn học cải tiến; Đa sắc giới- Rút ngắn khoảng cách LGBT+; Phần mềm học tiếng anh trực tuyến IOSTUDY; Nguyên nhân, tác động của hội chứng Sophophobia lên học sinh THPT và đề xuất hướng khắc phục; Ứng dụng Smart Study Assistant vào môi trường học tập 4.0; Cải thiện hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong trường phổ thông thông qua cổng thông tin điện tử về thực tế nghề nghiệp Ecareer; Giáo dục, tuyên truyền học sinh chấp hành an toàn giao thông qua “Phần mềm Cùng em học an toàn giao thông trên nền tảng scratch”.
Thứ hạng các giải thưởng sẽ được công bố chính thức tại đêm trao giải vào tối 11/11 tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
Ông Trần Nam Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Chia sẻ tại buổi lễ, ông Trần Nam Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ GD-ĐT) chúc mừng nhưng cũng bày tỏ mong muốn các tác giả tiếp tục phát triển sản phẩm của mình đi xa hơn, sâu hơn nữa, chứ không phải nghĩ ngay đến việc bán hay thương mại hóa sản phẩm.
Ông Tú dẫn câu chuyện liên quan đến giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc: “Sau khi quay trở lại đánh giá các công trình đạt giải của các sinh viên các năm trước thì chúng tôi thấy một điều đáng quan ngại rằng phần nhiều các em dừng lại kết quả nghiên cứu của mình khi đã được ghi nhận. Câu hỏi đặt ra là vấn đề đấy do đâu, vì sao khi được vinh danh giải Nhất, Nhì, Ba,… xong thì dừng lại mà không tiếp tục các bước nghiên cứu.
Về mặt chủ quan thì chính ngay các tác giả đó cũng gặp những khó khăn, sau khi vinh danh xong các bạn thường khép lại và tìm cho mình một hướng đi khác hoặc mải mê với công việc sau khi ra trường. Về mặt khách quan, đúng là việc gặp gỡ được giữa các nhà nghiên cứu với cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp còn khó khăn”.
Từ đó, ông Tú bày tỏ mong muốn, đặc biệt với các học sinh, sinh viên cố gắng theo đuổi các dự án nghiên cứu đã được hội đồng khoa học đánh giáo cao.
Theo ông Tú, để làm được như vậy, chính ngay các học sinh, sinh viên phải thiết lập tạo nên những diễn đàn, nhóm để chia sẻ với nhau kinh nghiệm và những bước tiến song song với những gói hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể.
Thanh Hùng
Trao giải sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc 2017
Chiều ngày 16/12, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh...Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2017.