Trong thời gian qua,ínhkhaitửcôngnghệkết quả ac milan hôm nay FIFA đã thử nghiệm áp dụng FVS ở giải bóng đá nữ U17 và U20 thế giới. Hội đồng Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (IFAB) đã chấp thuận để FIFA thử nghiệm công nghệ mới này. Lần đầu tiên FVS được đưa vào thử nghiệm là ở giải trẻ của FIFA có tên Blue Stars diễn ra vào tháng 5. Sau đó, nó tiếp tục được áp dụng ở hai giải đấu bóng đá nữ của FIFA.
Về cơ bản, FVS có nhiều điểm khác với VAR. Theo đó, VAR được điều hành bởi trọng tài phòng VAR. Người này sẽ phát hiện điểm bất thường và thông báo cho trọng tài chính ở các tình huống tranh cãi. Tuy nhiên, nếu áp dụng FVS, mỗi đội được quyền khiếu nại hai lần trong mỗi trận đấu nếu họ cảm thấy bất công.
Chủ tịch Ủy ban trọng tài của FIFA, Pierluigi Collina, chia sẻ với ESPN: "Chúng tôi đang ở giai đoạn đầu thử nghiệm FVS tại hai giải World Cup nữ lứa U17 và U20. Tất cả vấn đề phát sinh sẽ được phân tích cẩn thận. Tới nay, chúng tôi thấy mọi thứ vẫn trơn tru.
FIFA có thể tiến hành thử nghiệm FVS trên diện rộng hơn. Một số thành viên của FIFA quan tâm tới việc thử nghiệm. Nếu IFAB cấp phép, FIFA sẽ tiếp tục áp dụng ở các giải đấu khác vào năm sau".
Thực tế, hệ thống và cách vận hành của FVS đòi hỏi ít nguồn lực hơn so với VAR. FVS không đòi hỏi nhiều camera ở mọi góc độ như VAR. Thậm chí, ở nhiều giải đấu có nguồn lực hạn chế, Ban tổ chức chỉ cần bố trí 4-5 camera mỗi trận.
Bên cạnh đó, vì các đội chủ động khiếu nại các quyết định của trọng tài (thay vì phụ thuộc vào trọng tài trong phòng VAR) nên các trận đấu có thể ít mang tới cảm giác khó chịu hơn. Ngoài ra, vai trò của trọng tài trên sân cũng lớn hơn.
Nếu áp dụng FVS, mỗi trận đấu chỉ cần một người giám sát việc phát video chiếu chậm cho trọng tài (nếu đội bóng khiếu nại). Người này không được quyền đưa ra quan điểm cá nhân như trọng tài VAR.
Ông Pierluigi Collina nói thêm: "Các đội bóng chỉ được hạn chế tối đa hai lần khiếu nại trong mỗi trận đấu. Nếu khiếu nại không thành công thì quyền khiếu nại sẽ mất đi. Do đó, các đội bóng cần cẩn trọng trong mỗi lần khiếu nại. Việc trọng tài được trao nhiều quyền lực hơn có nghĩa rằng sức ép dồn về phía họ cũng lớn hơn.
Chỉ có các HLV mới được quyền yêu cầu khiếu nại trọng tài xem video vì lo ngại cầu thủ sẽ gây sức ép và cố gắng thuyết phục, ảnh hưởng tới quyết định của trọng tài.
VAR được áp dụng ở hơn 200 giải đấu trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều giải đấu không thể áp dụng vì nguồn lực hạn chế. FVS yêu cầu ít chi phí hơn, phù hợp với số đông hơn. VAR và FVS là những giải pháp khác nhau cho những nhu cầu khác nhau".