Chuyện đi ăn cỗ lấy phần mang về,ỗbànthừamứakhôngaithèmlấytôixinlạibịdèbỉulườmnguýkèo đá tôi biết lâu lắm rồi. Ngay từ đầu, tôi đã không cảm thấy ngạc nhiên như nhiều người khác. Cây mỗi hoa, nhà mỗi cảnh, huống hồ là tập tục địa phương. Ai không quen sẽ thấy lạ, nhưng đừng nên chê bai. Cơ bản, họ chẳng làm gì sai, chỉ là thói quen thôi mà.
Cả làng cả xã người ta bao lâu nay vẫn quen thuộc với chuyện như vậy. Tự dưng bạn ở đâu đến, mang văn hóa của bạn áp vào để đánh giá, rồi bắt họ phải tuân theo. Sao làm thế được? Đã gọi là tập tục văn hóa thì không nên cãi ai đúng ai sai, vì có bàn mãi cũng chẳng ra được vấn đề.
Ví như người phương Tây, họ coi việc người Việt chấm thức ăn vào một bát nước mắm là mất vệ sinh. Tôi biết có người nghe thế thì trở đầu đũa mỗi khi chấm thức ăn, rất lích kích. Có nhà chia mỗi người một bát nước mắm cho sạch, nhưng sau thấy nhiêu khê quá lại quay về chung một bát.
Cái đó là văn hóa vùng miền, nhập gia phải tùy tục. Tây sang ta một thời gian thì đừng nói ăn chung bát nước mắm, có người còn biết ăn cả tiết canh, mắm tôm. Cứ thấy ai đó nói không phù hợp (với họ), ta lại gọt sửa thì đâu còn là nét riêng nữa.
Hay như chuyện đi ăn tiệc, nhiều người Việt thích gọi một loạt món “sơn hào hải vị” để thể hiện mức độ giàu có nhưng khi ăn chỉ gảy gảy vài đũa, lãng phí vô cùng. Tây thì họ sẵn sàng mang về, nhưng nhiều người Việt lại cho đó là hành vi bủn xỉn, biểu hiện của kẻ nghèo hèn, kém sang.
Nhà chồng tôi là chi trưởng họ, nên gần như bữa cỗ nào ở quê cũng phải về dự. Hồi trước, quê chồng tôi chắc cũng có chuyện đi ăn cỗ lấy phần mang về, nhưng vài năm nay kinh tế khởi sắc, nhiều nhà còn mua ô tô riêng để đi làm đi chơi, nên không còn những hình ảnh như vậy.
Tuy nhiên, thay cho chuyện ít người mang cỗ về, thì lại nảy ra kiểu làm rõ nhiều cỗ bàn nhưng khách khứa, họ hàng chỉ ăn lấy lệ cho sang. Tôi không rõ cái kiểu ăn uống này ở đâu ra, nhưng hiện khá thịnh hành ở quê chồng tôi.
Nhà có việc phải làm những mâm cơm ú ụ, 6-8 món ăn, 1-2 món canh thì mới gọi là đủ đầy. Lúc bày ra trông hấp dẫn thế, ngon lành thế nhưng khách ngồi vào chỉ ăn gọi là, gảy gảy vài miếng cho có. Tới lúc khách đứng lên, thức ăn vẫn còn thừa mứa trên bàn. Chủ không hề oán trách, vì nhà nào cũng vậy.
Tôi nghe mấy cô em ở quê nói, đó là kiểu “ăn hương ăn hoa”, ăn thế mới gọi là sang, chứ như ngày xưa chén no căng bụng thì chỉ có ma chết đói, mọi chết khát. Các cô em tôi còn bảo, dẫu mình ở quê nhưng phong cách cũng phải ngang thành thị, nếu không chẳng thể ngẩng đầu lên được với đời.
Tôi hỏi, thế cỗ thừa thì làm thế nào. Mấy cô em nhao nhao kể, có nhà thì lọc ra mấy món ngon để ăn dần vào các bữa sau, có nhà đem đổ hết cho lợn. Tuy nhiên, chuyện giữ lại ăn dần cũng phải làm cho thật kín đáo, để người khác biết được, họ lại chê là nghèo hèn, kém sang.
Ôi trời, lại còn thế nữa. Người đi dự tiệc lo kém sang nên phải cố “ăn hương, ăn hoa” thì thôi không nói làm gì. Đằng này, chủ nhà cũng vì lo bị chê kém sang mà phải đem bỏ cả đống đồ ăn dư thừa. Chuyện này đúng là không mắt thấy, tai nghe thì khó mà tin nổi.
Biết như vậy nên những lần ăn sau, tôi thường chủ động xin chủ nhà túi nilon để lấy cỗ thừa mang về. Không phải tôi mang về ăn, mà để chia cho những người nghèo tôi quen thân, ví dụ như những cô công nhân vệ sinh, mấy anh thợ xây, bà bán nước đầu khu nhà tập thể…
Thực ra, cho người lạ đồ ăn cũng không dễ dàng. Ai quen họ mới dám nhận, mới ăn. Đồ lấy về, trước khi mang cho, tôi phải cẩn thận nhặt nhạnh, hâm nóng rồi bày biện tử tế. Lúc cho cũng phải tìm câu nói phù hợp. Của cho không bằng cách cho.
Họ hàng ở quê thấy tôi xin cỗ thừa mang về thì ngạc nhiên lắm. Không ít người lườm nguýt, dè bỉu tôi là “dân thành thị mà kém sang” hoặc “đi ăn cỗ mà tham, ăn cả giày lẫn bít tất”… Tôi biết cả, nhưng không để trong lòng. Mãi sau này, nhiều người biết lý do tôi xin cỗ về mới không bàn ra tán vào nữa.
Độc giả Lan Trinh
Cả mâm ăn cỗ lấy phần, cô dâu Hà Nội sững người vì xấu hổLâu nay trên mạng xã hội, mọi người bàn tán xôn xao về chuyện đi ăn cỗ lấy phần. Người khen kẻ chê, nhìn chung là ồn ào.