TikTok đứng trước nguy cơ phải dừng hoạt động tại Mỹ. Ảnh: Reuters. |
Reutersđưa tin 3 thẩm phán tại Tòa phúc thẩm liên bang quận Columbia (Mỹ) ngày 6/12 đã ra phán quyết từ chối kháng cáo yêu cầu chặn luật có thể cấm TikTok tại Mỹ mà ứng dụng này đưa ra.
Trước đó,ậnphánquyếtbấtlợitạiMỹcổphiếuMetaAmazontăngvọtỷ lệ bóng Tổng thống Joe Biden hồi tháng 4 đã ký thông qua Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát (PAFACA), buộc ByteDance - công ty mẹ của TikTok có trụ sở tại Trung Quốc - phải bán hoặc thoái vốn các tài sản của TikTok tại Mỹ trước ngày 19/1/2025 hoặc sẽ bị cấm ở thị trường này.
Quyết định đánh dấu một chiến thắng quan trọng cho Bộ Tư pháp Mỹ và các bên phản đối TikTok, đồng thời là đòn giáng mạnh vào ByteDance. Phán quyết này cũng mở ra khả năng ứng dụng video ngắn đang có 170 triệu người Mỹ sử dụng sẽ bị cấm trong 6 tuần tới.
Trước tình hình đó, TikTok cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo lên Tòa án tối cao.
Tòa án phúc thẩm nhấn mạnh luật này là kết quả từ sự hợp tác lưỡng đảng của cả 2 tổng thống gần đây trong một nỗ lực đối phó với “mối đe dọa an ninh quốc gia đã được chứng minh từ Trung Quốc”.
Bộ Tư pháp Mỹ lập luận rằng quyền sở hữu của Trung Quốc đối với TikTok là mối đe dọa do khả năng tiếp cận dữ liệu cá nhân lớn của người Mỹ và nguy cơ Trung Quốc có thể thao túng thông tin thông qua nền tảng này.
Tổng chưởng lý Merrick Garland bày tỏ sự hoan nghênh trước quyết định này, gọi đó là “một bước tiến quan trọng trong việc ngăn chặn chính phủ Trung Quốc sử dụng TikTok như một vũ khí”.
Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã chỉ trích đạo luật này là “một hành vi cướp bóc thương mại trắng trợn”, đồng thời cảnh báo Mỹ phải xử lý vấn đề này một cách thận trọng để tránh làm tổn hại lòng tin và quan hệ song phương.
ByteDance bị yêu cầu thoái vốn khỏi TikTok nếu không muốn bị cấm cửa tại thị trường Mỹ. Ảnh: Reuters. |
Phán quyết được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng gia tăng. Chính quyền Tổng thống Joe Biden gần đây đã áp đặt các hạn chế mới lên ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đáp trả bằng cách cấm xuất khẩu các khoáng sản quan trọng như gallium, germanium và antimony sang Mỹ.
Tuy vậy, không phải tổ chức Mỹ nào cũng ủng hộ quyết định kể trên, các tổ chức như Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) đã chỉ trích quyết định này, cho rằng lệnh cấm TikTok vi phạm Tu chính án thứ nhất trong Hiến pháp về tự do ngôn luận của hàng triệu người Mỹ.
Trong khi đó, Tòa án nhận định rằng Trung Quốc, thông qua mối quan hệ với ByteDance, có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngôn luận tại Mỹ thông qua TikTok, điều này “đi ngược lại với các nguyên tắc cơ bản của tự do ngôn luận”.
CEO TikTok, ông Shou Zi Chew, bày tỏ sự thất vọng trước phán quyết của Tòa án nhưng khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên nền tảng này”.
Hiện tại, hướng đi tiếp theo vẫn còn là ẩn số. Theo các chuyên gia, TikTok và ByteDance có thể nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao Mỹ, nhưng không có gì đảm bảo các thẩm phán sẽ chấp thuận xem xét.
Phán quyết của Tòa phúc thẩm liên bang quận Columbia cũng tạo áp lực lớn lên Tổng thống đắc cử Donald Trump, người từng nhiều lần khẳng định sẽ bảo vệ TikTok tại Mỹ trong chiến dịch tranh cử nhưng chưa đưa ra chi tiết về kế hoạch hay hành động cụ thể nào.
Trước thông tin tiêu cực liên quan đối thủ TikTok, cổ phiếu một loạt tập đoàn công nghệ lớn tại Mỹ đã tăng vọt trong phiên 6/12.
Trong đó, cổ phiếu Meta (chủ sở hữu Facebook, Instargram, Threads) đã tăng 2,4% và đạt mức cao kỷ lục trong ngày 6/12. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Meta đã tăng 77%, kéo dài chuỗi tăng giá gần gấp 3 lần vào năm 2023, đồng thời đẩy vốn hóa thị trường của công ty chạm ngưỡng 1.600 tỷ USD.
Đà tăng của cổ phiếu Meta nhấn mạnh lập trường cạnh tranh của công ty trong bối cảnh ngành truyền thông xã hội, nơi TikTok là đối thủ lớn của tập đoàn này.
Không chỉ Meta, cổ phiếu Amazon cũng đạt đỉnh lịch sử vào cùng ngày, với mức tăng 49% từ đầu năm đến nay. Cổ phiếu của Alphabet - công ty mẹ của Google, sở hữu nền tảng chia sẻ video YouTube - cũng cạnh tranh với TikTok và đã tăng 1,25%.
Trong khi đó, cổ phiếu của Apple giảm nhẹ sau khi đạt mức cao nhất trong tuần.
Đà tăng của cổ phiếu các “gã khổng lồ công nghệ Mỹ” đã góp phần lớn đưa chỉ số Nasdaq tăng vọt 0,8% vào ngày 6/12 và tăng lũy kế 32% từ đầu năm 2024.
TikTok hiện là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Meta với khoảng 170 triệu người dùng tại Mỹ. Reutersphân tích, nếu TikTok bị cấm ở Mỹ, các nhà tiếp thị sẽ tìm kiếm các phương tiện truyền thông xã hội mới để chạy quảng cáo. Luật sẽ cấm các cửa hàng ứng dụng như Apple - App Store, Google - Play Store cung cấp ứng dụng TikTok, đồng thời cấm các dịch vụ lưu trữ internet ở Mỹ hỗ trợ TikTok trừ khi ByteDance thoái vốn khỏi ứng dụng này trước thời hạn.