当前位置:首页 > La liga

“Bên lề” xét tuyển bổ sung: Hiệu trưởng kể chuyện “kéo” thí sinh_keo ty so

Một hiện tượng phát sinh trong mùa tuyển sinh đại học năm nay: Không rõ thí sinh "đi đâu",ênlềxéttuyểnbổsungHiệutrưởngkểchuyệnkéothíkeo ty so nhiều trường tuyển thiếu, thậm chỉ chỉ được già nửa chỉ tiêu sau khi đợt tuyển đầu tiên vừa kết thúc.

“Thí sinh vắng bóng, hiệu trưởng đành chơi… Pokemon Go”

Đây là lời nói đùa của một trưởng phòng đào tạo khi được hỏi về tình hình xét tuyển của trường. Vị trưởng phòng này “than thở”: “Mấy hôm xét tuyển đợt 1 đã vắng, đến hôm nay ngày đầu xét tuyển bổ sung cũng chưa thấy có mấy thí sinh. Chúng tôi “rảnh rỗi” lắm, đi bắt Pokemon cũng được”.  

{keywords}
Những thí sinh đầu tiên đến đăng ký xét tuyển bổ sung tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM sáng ngày 22/8

Ông Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng Trường ĐH quốc tế TP.HCM cho biết tình trạng này là tình trạng chung. “Dù có thấy buồn rầu, nhưng nhìn quanh các trường cũng như vậy”.

Ông Phong cho biết đợt tuyển sinh đầu tiên vừa qua trường được trung bình 67% thí sinh nhập học. Đợt bổ sung này, ngành nào được hơn 70%, thì chúng tôi không gọi thêm nữa, chỉ gọi những ngành nào số thí sinh nhập học thấp hơn 60%”.

“Do Bộ cho phép thí sinh nộp nhiều nguyện vọng nên khả năng ảo lớn, trường có tuyển được 50% thí sinh là đã ổn vì đúng với quy luật. Nhưng điều đáng tiếc là những thí sinh có khả năng đỗ cao nhưng lại ảo rơi vào học sinh giỏi. Các em học sinh giỏi thường trúng tuyển nhiều trường, nhưng chúng tôi vẫn hơi ngỡ ngàng vì các em không vào trường mình”.

Nỗi lo của vị hiệu trưởng này là “Chỉ sợ đợt hai Bộ cho thí sinh nộp 3 trường, mỗi trường 2 nguyện vọng, lại nâng lên 6 lựa chọn, tỉ lệ ảo lại càng cao”.

Theo ông Phong dù muốn thí sinh nhập học, nhưng cũng như ở đợt đầu, trường chỉ làm chừng mực ở mức gọi điện cho thí sinh, “nhắc các em là trường đang chờ các em tới nhập học, hỏi xem các em có khó khăn gì cần nhà trường giúp không chứ không thúc ép. Nếu các em có lựa chọn khác, cán bộ của trường vui vẻ chúc các em thành công trong tương lai”.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là một trong không nhiều trường đã tuyển đủ chỉ tiêu ngay trong đợt đầu. Lãnh đạo trường này cho biết để có được đủ số lượng thí sinh nhập học, trường phải tính được tỉ lệ dự phòng phù hợp. Bên cạnh đó, trường còn bày tổ sự “tha thiết” của mình tới mỗi thí sinh.

Ông Trần Thế Hoàng, Phó hiệu trưởng nhà trường tiết lộ “Tất cả thí sinh khi nộp phiếu đăng kí xét tuyển đểu nhận được tin nhắn qua điện thoại dù gửi trực tiếp hay qua bưu điện, hoặc đăng ký online. Tin nhắn có nội dung “Trường ĐH kinh tế TP.HCM đã nhận được phiếu đăng kí xét tuyển”. Trường bố trí bộ phận chuyên lo công nghệ thông tin lo việc này. Tất cả năm nghìn thí sinh nộp hồ sơ vào trường đều đã nhận được tin nhắn này”.

Theo ông Hoàng việc nhắn tin cho thí sinh như vậy nhằm mục đích để thí sinh yên tâm và họ cảm thấy được trân trọng.

Bí quyết thứ hai để tạo thiện cảm cho thí sinh và phụ huynh, là ngay khi bước chân tới cổng trường đã có bộ phận tiếp nhận, hướng dẫn vào hội trường. “Máy lạnh mát rượi, âm nhạc du dương, thông tin được cung cấp trên màn hình lớn, các bộ phận và các khoa đều có người trực tiếp tư vấn. Chúng tôi đón tiếp phụ huynh và thí sinh cực kì chu đáo” – ông Hoàng vui vẻ chia sẻ.

{keywords}
Đội ngũ đón thí sinh của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

Trong khi đó, ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn cho hay trường này lại không thực hiện việc gọi điện tới các thí sinh.

“Chúng tôi không vận động, không gọi điện cho thí sinh nhưng làm thật nghiêm túc và chu đáo những gì thuộc về trách nhiệm của mình, như căng dù che nắng, phân công cán bộ đón thí sinh, không để các em mất thời gian, làm giấy biên nhận đâu ra đấy. Đội ngũ tư vấn chúng tôi cũng tập huấn cẩn thận, tập trung giải quyết các tình huống đâu ra đấy cho hợp tình hợp lý”.

Không vận động, trường chỉ gọi điện báo cho những thí sinh chọn sai tổ hợp và để các em quyền lựa chọn. “Ngay sau khi thí sinh nộp giấy chứng nhận nhập học, chúng tôi gửi giấy báo nhập học luôn và thông báo nhập học ngày 5/9 sau đó là học liền chứ không phải nhập học xong rồi ngồi chờ vài ba tuần mới học” – ông Sơn cho biết.

“Ngày 20 đen tối”

Sát hạn nhập học đợt 1, Học viện Tài chính “phát hiện” có tới 1.300 thí sinh đạt số điểm trúng tuyển nhưng không đến làm thủ tục.

Để nhắc thí sinh, ngày 20/8, học viện đã phải huy động 15 cán bộ trực tiếp gọi đến số điện thoại cá nhân của các em.

“Chúng tôi phải gọi luôn vì sợ nhắn tin thì không kịp. Chưa kể nhắn tin vừa dài lại chưa chắc đã đủ ý mình muốn truyền tải” ¬- Trưởng phòng Đào tạo của trường, ông Nguyễn Đào Tùng chia sẻ về “trình trạng khẩn cấp” vừa qua.

Thậm chí, trong quá trình gọi điện, cán bộ còn tư vấn, định hướng cho thí sinh về Học viện chứ không chỉ xác nhận việc có nhập học hay không.

“Mặc dù rất tốn kém nhưng nhà trường vẫn quyết tâm làm hết mình vì học trò”.

Tuy nhiên, hầu hết phản hồi mà Học viện này nhận lại được đều là “Em đã nhập học trường khác”.  Chỉ có hơn 100 thí sinh trên tổng số 1.300 thí sinh được gọi điện xác nhận nhập học và đều là gửi hồ sơ qua bưu điện.

“Còn có 18 em nói đang phân vân. Nhưng rồi tính đến 17h ngày cuối cùng chỉ có 5 hay 6 em đến nhập học” – ông Tùng thông báo kết quả ít ỏi.

Theo ông Tùng, do quy chế tuyển sinh năm nay nên tình trạng hầu hết các trường thiếu chỉ tiêu là chuyện dễ hiểu. “Các em được đăng ký 2 trường thì đương nhiên khi đỗ trường này thì thôi trường kia. Trường này lấy được thì đó là số ảo cho các trường kia. Dự đoán được ảo bao nhiêu phụ thuộc vào kỹ năng của từng trường”.

Trường ĐH Y - Dược Hải Phòng có hơn 1.000 chỉ tiêu, thống kê được hơn 1.000 thí sinh đủ điểm trúng tuyển. Tuy nhiên, số thí sinh xác nhận nhập học chỉ đạt phân nửa. Ngay sau khi hết hạn nhập học đợt 1, nhà trường đã đăng thông tin xét tuyển bổ sung.

“Với tất cả những em đủ điểm trúng tuyển vào trường nhưng chưa xác nhận nhập học, trước thời hạn cuối chúng tôi đã nhắn tin. Trong đó, thông báo cụ thể thêm thông tin nhà trường vẫn tiếp tục nhận hồ sơ trong cả hai ngày cuối tuần”. Trong hơn 520 tin nhắn đó, nhà trường cũng ghi rõ “Mong các thí sinh khi nhận được tin nhắn thì phản hồi lại là có hay không theo học tại trường”.

Nhưng, như ông Nguyễn Văn Khải, trưởng phòng đào tạo nhà trường chia sẻ, cuối đợt cũng chỉ có 6 em xác nhận là “Có”, số còn lại câu trả lời đều là “Không”.

{keywords}
Ảnh Lê Văn

Cấp học bổng thiết kế đồ họa cho thí sinh bị dị tật mắt

Trong các ưu đãi mà các trường tạo điều kiện cho thí sinh nhập học, có thể kể đến một trường hợp đặc biệt.

Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen (HSU) cho biết Hội đồng tuyển sinh và xét học bổng HSU đã bàn rất lâu về trường hợp của thí sinh Đoàn Nguyễn Ái Phương, bị dị tật bẩm sinh ở mắt, muốn theo học Thiết kế đồ họa.

“Không có gì phân vân về tài chính, cấp học bổng toàn phần cho một thí sinh như em là quá xứng đáng. Nhưng làm sao không trăn trở khi một nữ sinh khiếm thị mơ ước học Thiết kế đồ họa? Ngay cả ý kiến chuyên môn của giảng viên từ Khoa đưa lên, thuận lợi cho thí sinh, cũng chưa đủ làm mọi người yên tâm”.

“Nhưng lòng tôi chùng xuống khi một đồng nghiệp cho biết "Chị của em, cũng là sinh viên HSU, nói đời em ấy có rất nhiều ước mơ, đều không thực hiện được, chỉ còn mỗi một ước mơ này (học Thiết kế) thì may ra...".

“Sao người ta không có quyền ước mơ? Không chỉ là cái nghèo, số phận còn nghiệt ngã với em trên nhiều phương diện khác. Nhưng em vẫn mạnh mẽ vươn lên. Sao chúng tôi không cùng em phấn đấu? Giáo dục, chẳng phải luôn luôn là kỳ vọng thay đổi thực trạng sao? Tôi hình dung những nét vẽ của em như những nỗ lực níu kéo thị lực mà em mất dần từng ngày để ghi nhận, tái hiện cái đẹp từ thiên nhiên, từ cuộc sống, cũng để hiện thực hóa ước mơ của mình. Bằng nghị lực, tài năng, người ta thay đổi số phận của mình và góp phần làm xã hội tốt đẹp hơn.

Rốt cuộc, chúng tôi thống nhất cùng em vượt qua thách thức” – bà Phượng chia sẻ những trăn trở của mình về trường hợp thí sinh đặc biệt của kỳ tuyển sinh năm nay.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT):

Việc xác định chỉ tiêu cũng chưa dựa vào thực tế nhu cầu học của xã hội, chưa dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng của thị trường lao động đối với ngành nghề đào tạo… mà chủ yếu dựa vào năng lực đào tạo tối đa của mình và kinh nghiệm tuyển sinh của năm trước nên so với thực tế, số “ảo” có thể nằm ngay trong số chỉ tiêu được xác định.

 Việc tư vấn tuyển sinh cũng chủ yếu dựa vào chỉ tiêu và Quy chế tuyển sinh, chưa chú trọng tư vấn nghề nghiệp, tư vấn để lựa chọn trường, ngành có chất lượng đào tạo thực tế đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội…

Ngân Anh – Lê Huyền – Thanh Hùng

分享到: